Chất béo chuyển hóa nguy hiểm thế nào?

Chất béo chuyển hóa (trans fat) có thể gây nhiều tác hại với sức khỏe

Tăng nguy cơ suy tim vì ăn nhiều chất béo bão hòa

Ăn nhiều mỡ lợn, mụn to hơn

Chất béo bão hòa giúp giảm cân và tránh đái tháo đường

Chất béo bão hòa - thủ phạm gây bệnh Alzheimer

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Lượng chất béo trans cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Theo các nhà khoa học, giảm tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể giảm 23 % các trường hợp tử vong do bệnh mạch vành. 

Ăn nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu 

Khi bạn sử dụng chất béo chuyển hóa thay thế cho các loại chất béo tốt trong 4 tuần thì lượng cholesterol tốt có thể giảm 21%. Khả năng giãn nở của động mạch cũng giảm 29%.

Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu được thực hiện trên 80.000 phụ nữ cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 40%. 

Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Tăng nguy cơ viêm

Ăn nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng các phản ứng viêm mạn tính trong cơ thể. Viêm mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh mạn tính. 

Dễ tăng cân

Chất béo chuyển hóa có thể khiến bạn tăng cân ngay cả khi bạn đang ăn cùng một lượng calo như với các thực phẩm lành mạnh. Mặc dù kiểm soát lượng calo hằng ngày là rất quan trọng nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn nên loại trừ chất béo chuyển hóa khỏi chế độ ăn uống. Giảm chất béo chuyển hóa không chỉ giúp giữ vóc dáng mà còn giúp giảm cholesterol xấu.  

Chất béo chuyển hóa (trans fat) có thể khiến bạn tăng cân 

Tăng nguy cơ trào ngược acid

Chất béo chuyển hóa có thể gây trào ngược acid và làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Để giảm nguy cơ trào ngược acid bạn nên tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh như bơ, quả óc chó và dầu olive.

Chất béo chuyển hóa (trans fat) có ở đâu?

- Kem béo thực vật (non-dairy creamer)

- Thực phẩm đóng gói, bao gồm cả pizza, bữa ăn đông lạnh

- Các loại thực phẩm đã qua chế biến như cookie, bánh ngọt, bánh kem...

- Một số loại bơ thực vật

- Mỡ trừu (shortening)

- Thực phẩm chiên rán

- Hamburger tại các nhà hàng và các món ăn từ thịt bò

- Sandwich bán tại các nhà hàng, biscuit...

Thanh Tú H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng