9 dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện từ bé, đặc biệt là trước khi trẻ đi học.

Người rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Làm sao học tập hiệu quả hơn khi bị rối loạn tăng động giảm chú ý?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn: Phát hiện và điều trị thế nào?

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý: Bổ sung vitamin, thảo dược có ích gì?

1. Khó tập trung

Tiến sĩ Lara Honos-Webb, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về ADHD tại Mỹ cho biết, những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ hoặc hoạt động trong một thời gian dài. Họ có thể dễ dàng bị phân tâm bởi những kích thích xung quanh và thường quên những gì họ đang làm.

2. Hay ngắt lời người khác

Tùy thuộc vào cách bạn được nuôi dạy, việc ngắt lời (hay nói xen vào khi người khác đang nói) có thể là điều bình thường và không phải tất cả các nền văn hóa đều coi các cuộc trò chuyện chồng chéo là ngắt lời.

Tuy nhiên Honos-Webb cho biết "khi bạn không thể kiểm soát nó trong các tình huống mà sẽ có hậu quả tiêu cực", thì việc ngắt lời có thể là dấu hiệu của ADHD. Ví dụ, bạn có thể cố gắng hết sức để không thốt ra những câu nói hoặc cắt ngang lời ai đó, nhưng vẫn thấy mình đang làm điều đó.

3. Gặp khó khăn trong việc lắng nghe

Honos-Webb cho biết một số triệu chứng khó nhận biết hơn của ADHD có liên quan đến tình trạng thiếu chú ý, chẳng hạn như không có khả năng lắng nghe.

Cô cho dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn đối với trẻ em ở trường học. Vì trẻ mắc ADHD có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi các hướng dẫn, ghi nhớ thông tin và hoàn thành bài tập.

4. Không thể kiểm soát cảm xúc

Honos-Webb cho biết, rối loạn điều hòa cảm xúc là một "phát hiện mới trong hiểu biết về ADHD". Người mắc ADHD thường hành động mà không suy nghĩ trước. Họ có thể nói hoặc làm những điều mà sau đó họ hối hận.

Người lớn bị ADHD thường bị đánh giá là khó chịu hoặc dễ căng thẳng.

Người lớn bị ADHD thường bị đánh giá là khó chịu hoặc dễ căng thẳng.

5. Thường trì hoãn mọi việc

Honos-Webb nói rằng một dấu hiệu khác của ADHD là thường xuyên trì hoãn hoặc đơn giản là không hoàn thành mọi việc. Điều này có thể dẫn đến sự lộn xộn trong công việc hoặc thậm chí là trì hoãn việc ăn uống.

6. Bạn bắt buộc phải nói dối để thoát khỏi rắc rối

Honos-Webb cho biết, những người mắc chứng ADHD thường có thể gặp rắc rối ở trường, nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ giữa các cá nhân nên tác dụng phụ thường gặp là nói dối mạn tính.

Lời nói dối có thể là về điểm số trong bài kiểm tra hoặc rằng bạn đã thực sự lắng nghe từng từ,… bất cứ điều gì để ngăn chặn cảm giác xấu hổ và tội lỗi nhiều hơn.

7. Gặp khó khăn trong các mối quan hệ

Honos-Webb cho biết khi những người mắc chứng ADHD kết hôn hoặc sinh con, các triệu chứng của họ có thể trở nên rõ rệt hơn. Họ có thể khó hòa đồng với người khác và thường gặp rắc rối. Ngoài ra, Honos-Webb cũng lưu ý, ADHD có xu hướng di truyền trong gia đình.

8. Bạn đã có các triệu chứng ADHD khi còn nhỏ

Để chẩn đoán chính xác, Honos-Webb lưu ý rằng điều quan trọng là phải biểu hiện các triệu chứng ở thời thơ ấu, trước 13 tuổi, vì ADHD là một chứng rối loạn phát triển thần kinh. Ngay cả khi bạn được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, những dấu hiệu như điểm kém ở trường tiểu học có thể giúp loại trừ các rối loạn hoặc tình trạng khác.

Ví dụ, một người từng trải qua một chấn thương khi còn trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng như hay quên hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc, nhưng điều đó không có nghĩa là họ mắc chứng ADHD.

9. Bạn có các triệu chứng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Honos-Webb cho biết, nếu bạn có biểu hiện triệu chứng ADHD ở ít nhất 2 lĩnh vực trong cuộc sống thì có thể đã đến lúc bạn nên đi khám sàng lọc ADHD.

Ví dụ, bạn chỉ mất tập trung khi làm việc nhưng lại chú ý ở nhà với bạn bè thì chưa thể kết luận là bị ADHD. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng tại nơi làm việc vào giờ giải lao thì có thể đã đến lúc bạn nên sàng lọc ADHD chính thức.

 
Việt An (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh