Lộ diện loại thuốc đầu tiên trên thế giới có hiệu quả với bệnh Alzheimer

Người già có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer

Mất trí nhớ sau khi đi khám răng

Đường huyết ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ?

“Bệnh viện sẽ tràn ngập người già, không còn chỗ cho trẻ em, người trưởng thành”

Vừa run tay chân vừa quên dần tất cả

Thuốc Solanezumab đã từng được thử nghiệm vào năm 2012 cho các bệnh nhân Alzheimer nhưng thất bại.

Gần đây, một công ty của Mỹ là Eli Lilly xem lại các thông tin về cuộc thử nghiệm này, họ phát hiện ra rằng loại thuốc này có tác dụng đối với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm nhất của Alzheimer.

Solanezumab nhắm tới các protein bị biến dạng trong não có tên là amyloid. Loại protein này tích tụ lâu ngày khiến cho não bị tổn thương và các tế bào não dần chết đi, ngoài ra, các protein này còn bám dính vào giữa các tế bào thần kinh ngăn chặn việc dẫn truyền thông tin.

Tại Hội nghị Quốc tế của Hội Alzheimer ở ​​Washington, Mỹ, các nhà khoa học công bố về loại thuốc Solanezumab có khả năng làm chậm tốc độ mất trí nhớ của bệnh nhân Alzheimer và coi đây là một phát hiện mang tính đột phá vì căn bệnh này vẫn chưa có các điều trị đặc hiệu.

Ước tính, nếu loại thuốc này được hoàn thiện, nó có thể giúp giảm 1/3 số người bị mắc Alzheimer trên thế giới trong tương lai.

Thông tin từ Hội Alzheimer cho biết, trên toàn thế giới hiện có 44 triệu người mắc chứng mất trí nhớ và con số này sẽ tăng lên 135 triệu người vào năm 2050. Trong đó, 71% những bệnh nhân mắc Alzheimer có kinh tế kém hoặc thu nhập trung bình. Toàn thế giới đang phải chi tới 600 tỷ USD/năm cho chi phí y tế về bệnh sa sút trí tuệ.
Tiêu Bắc H+ (Theo BBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh