Cuộc chiến dinh dưỡng với thịt bò: Côn trùng về nhất

Ẩm thực côn trùng có giá trị dinh dưỡng cao hơn các món ăn từ thịt bò

Ăn côn trùng như thế nào để không hại sức khỏe

Trứng vịt lộn là con dao hai lưỡi với sức khỏe!

Những món ngon Tây Ninh thử là mê

Cháo lươn đồng xứ Nghệ: Món ngon không thể chối từ

Sau khi thực hiện nghiên cứu giá trị dinh dưỡng trên côn trùng (ong mật, ấu trùng, dế, mọt cọ) và gia súc/gia cầm (thịt gà, lợn và bò), các nhà khoa học tại Đại học Oxford Anh Quốc đã nhận thấy: Các vitamin và khoáng chất có trong côn trùng lành mạnh, chất lượng hơn nhiều so với thịt gia súc/gia cầm.

Bảng so sánh điểm đánh giá giá trị dinh dưỡng giữa các loại côn trùng với thịt gia súc gia cầm (Nguồn: Tạp chí European Journal of Clinical Nutrition)

Ẩm thực côn trùng không phải là một khái niệm mới ở nhiều nước trên thế giới, có hơn 2 tỷ người đang bổ sung dưỡng chất mỗi ngày bằng cách ăn côn trùng, nhất là Trung Quốc, Mexico và Thái Lan. Có hơn 1.900 loài côn trùng có thể chế biến thành những món ăn dinh dưỡng như: Dế, mọt cọ, sâu bướm, châu chấu, cào cào, ve sầu, bọ cạp...

Các nhà dinh dưỡng khẳng định, với hàm lượng protein cao, giá thành rẻ, thân thiện với môi trường có thể giải quyết nạn đối trên thế giới và là “thực phẩm cứu cánh của tương lai”. Côn trùng không chỉ bổ dưỡng, ngon và ít calorie mà còn giúp giảm khả năng lây truyền bệnh cho con người hơn là các món ăn từ thịt bò, thịt lợn...

Ở Việt  Nam, không thiếu món ăn ngon từ côn trùng. Tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách, chúng có thể dẫn đến ngộ độc và gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Một số lưu ý trong chế biến món ăn từ côn trùng:

- Tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

- Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

- Phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: Ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng bị kích thích thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết; Loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; Rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; Để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh…

- Khi có người bị ngộ độc côn trùng, cần tìm cách làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra. Cho người bệnh uống than hoạt tính hoặc đậu xanh giã nát hay nước ngô non để hấp thụ chất độc trong cơ thể người bệnh. Sau đó nhanh chóng chuyển người bệnh tới bệnh viện để được kiểm tra và chăm sóc tốt nhất.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng