Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
Nên cho trẻ ăn mấy quả trứng gà một ngày?
Trứng và bệnh tăng mỡ máu: Có thể bác sỹ đã tư vấn chưa đúng
8 quan niệm sai lầm về cách ăn trứng
Bị ốm: Ăn trứng, uống sữa vì sao không tốt?
Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng rau răm, gừng tươi là món ăn bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg calci, 212mg phospho, 600mg cholesterol... Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin A, B1, C, sắt, glucid.
GS Bùi Minh Đức - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: Vì chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nên nếu ăn trứng vịt lộn hàng ngày dễ bị tăng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tạo protein xấu cho người bệnh gout. Cơ thể dư thừa vitamin A tích lũy dưới da và gan sẽ gây vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến hình thành xương.
Thời điểm ăn trứng vịt lộn tốt nhất là buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì sẽ khó tiêu, dẫn tới bị đầy hơi.
Nên ăn trứng vịt lộn thế nào?
- Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…
- Trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1/2 quả trứng vịt lộn một ngày. Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền) giúp tăng trưởng chiều cao, ích trí.
- Người lớn có thể ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn/ngày giúp dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Khi ăn trứng vịt lộn, cần tránh:
- Hút thuốc lá, rượu bia và các chất có cồn.
- Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thực phẩm chức năng chứa vitamin A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100gr trứng vịt lộn đã có 3.914UI vitamin A).
- Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn (vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo).
Bình luận của bạn