Ăn nhiều dứa có tốt không?
Dưa bở: Món ăn thơm ngon - mát - bổ mùa hè
Quả dứa dại có chữa được bệnh viêm gan?
Lõi quả dứa có thể chống lại sự di căn của ung thư
Quả dừa - nguồn "nước tăng lực" thiên nhiên
Dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng khi ăn dứa
Quả dứa có chứa enzyme bromelain, có khả năng phân hủy protein. Vì vậy, một số người có thể bị dị ứng nhẹ khi ăn dứa dẫn đến tình trạng ngứa, nổi mề đay, viêm da mặt và lưỡi. Thông thường những triệu chứng này sẽ giảm dần trong khoảng vài giờ, tuy nhiên nếu chúng vẫn kéo dài và có dấu hiệu nặng lên thì bạn nên đi khám để có cách xử trí kịp thời.
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử dị ứng với các tác nhân khác như: Phấn hoa, cao su, lúa mỳ, cà rốt hay thì là thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng với dứa. Vì vậy, hãy thận trọng khi bạn ăn dứa lần đầu tiên.
Phản ứng với một số loại thuốc
Bromelain có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc như: Thuốc chống động kinh, trầm cảm, thuốc ngủ (barbiturate), thuốc an thần (benzodiazepine), amoxicillin và tetracycline… Ngoài ra, bạn cũng có thể có nguy cơ bị chảy máu hoặc xuất huyết khi ăn dứa trong khi đang sử dụng warfarin, clopidogrel và aspirin.
Mòn men răng
Dứa có tính acid, vì vậy nếu thường xuyên tiêu thụ dứa trong một thời gian dài có thể khiến men răng của bạn bị mòn, dễ dẫn đến chứng răng nhạy cảm và sâu răng.
Những người có răng nhạy cảm được khuyến cáo nên pha loãng nước sinh tố dứa và tránh việc cắn trực tiếp vào miếng dứa vì sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Tăng đường huyết
Người đái tháo đường nên cẩn trọng khi ăn dứa
Nếu bạn bị đái tháo đường, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi ăn dứa. Vì dứa có chứa fructose, một loại đường có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Gây tiêu chảy
Các nhà khoa học nói rằng, uống khoảng 1 – 2 cốc sinh tố dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều dứa sẽ khiến dư thừa lượng chất xơ có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các vấn đề này không cải thiện sau vài giờ hoặc có dấu hiệu tồi tệ hơn thì bạn nên đi khám bác sỹ để tránh những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Dứa xanh có thể gây nguy hiểm
Một điều lưu ý nữa đó là chỉ nên ăn dứa tươi khi chúng đã chín, vì ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa xanh có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn, dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. Và điều này sẽ rất khó chữa trị, do đó hãy tới gặp bác sỹ nếu bạn vô tình ăn phải dứa tươi còn xanh và bị tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai có thể ăn dứa?
Dứa có chứa các hợp chất có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ khiến Phụ nữ mang thai bị chuyển dạ sớm dẫn đến sẩy thai và sinh non. Do đó, bà bầu được khuyến cáo nên tránh việc sử dụng dứa trong thai kỳ hoặc nên tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi có ý định tiêu thụ loại thực phẩm này.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới trên 19 tuổi và phụ nữ từ 19 – 30 tuổi có thể sử dụng khoảng 2 cốc sinh tố dứa/ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ trên 31 tuổi chỉ nên uống khoảng 1.5 cốc.
Bình luận của bạn