Ăn theo chế độ ăn uống châu Phi - Giảm tỷ lệ ung thư ruột kết

Ăn theo chế độ ăn uống châu Phi là một yếu tố giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Ung thư vú và chế độ ăn uống phù hợp

Phòng ngừa ung thư gan bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho các sĩ tử trước mùa thi

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bị ung thư

Để có được kết quả trên, đầu tiên, Stephen O'Keefe - Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Khoa Tiêu hóa Đại học Pittsburgh's Division (Mỹ) cùng các cộng sự đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu chế độ ăn uống của 2 nhóm, bao gồm 20 người Mỹ gốc Phi và 20 tình nguyện viên nông thôn Nam Phi trong độ tuổi 50 - 65.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu chuẩn bị và thực hiện các món ăn từ nguyên liệu nấu ăn và phương pháp điển hình của 2 nhóm tham gia tình nguyện và hoán đổi thực đơn ăn uống của họ trong 2 tuần.

Stephen O'Keefe đã lẫy mẫu phân và ruột kết của mỗi người tham gia vào lúc bắt đầu và kết thúc của việc hoán đổi chế độ ăn uống. Họ cũng đã trải qua xét nghiệm nội soi ở đầu và cuối kỳ của chương trình nghiên cứu.

Nghiên cứu này đã diễn ra ở một nhà nghỉ ở Nam Phi, nơi cho phép các nhà khoa học có khả năng kiểm soát sự ảnh hưởng của việc hút thuốc và các yếu tố môi trường khác có thể gây nhiễu kết quả trên các phương pháp đo nguy cơ ung thư ruột kết.

Sau khi phân tích, Stephen O'Keefe phát hiện, chế độ ăn uống của người Mỹ gốc Phi có chứa nhiều protein động vật và chất béo, chất xơ và ít hòa tan hơn so với chế độ ăn uống của nhóm Nam Phi, được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn hoán đổi chế độ ăn uống đã có sự khác biệt về các chỉ số nguy cơ ung thư ruột kết ở 2 nhóm. Các mức này bao gồm sự lên men, khả năng thay đổi của các tế bào trong niêm mạc ruột và các hoạt động trao đổi chất ở vi sinh vật đường ruột gây ra viêm.

Đặc biệt, sau 2 tuần ăn uống theo chế độ Nam Phi, trong ruột của những người Mỹ gốc Phi có sự gia tăng trong sản xuất butyrate - là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất xơ có tác dụng chống ung thư quan trọng.

Chế độ ăn uống châu Phi thường có nhiều chất xơ từ rau quả giúp phòng ngừa ung thư ruột kết

Phát hiện này cho thấy sự hoán đổi chế độ ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến các vi khuẩn trong đường ruột – được gọi là “gut microbiome”. Các “gut microbiome” có tác dụng thay đổi và trao đổi chất để thích ứng với chế độ ăn mới.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, khi xét nghiệm nội soi, họ đã phát hiện và loại bỏ 9  tình nguyện viên người Mỹ gốc Phi bị polyp đại tràng, trong khi không có một trường hợp nào người châu Phi mắc bệnh này.

GS O'Keefe cho biết, bí quyết giảm nguy cơ ung thư ở chế độ ăn uống châu Phi chính là tăng lượng chất xơ mà cơ thể nhận được từ thực phẩm. Chỉ khoảng 10gr đến hơn 50gr mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Song song đó, ăn ít chất béo động vật và protein cũng có thể là nguyên nhân giúp giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Kinh phí cho nghiên cứu đến từ các nước khác nhau, bao gồm Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Nghiên cứu Sức khỏe Kỹ thuật Y sinh Quốc gia tại Anh và Hội đồng Nghiên cứu châu Âu.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới, với gần 1,4 triệu trường hợp mới được chẩn đoán vào năm 2012. Đây là nguyên nhân thứ tư phổ biến nhất gây tử vong do ung thư, chiếm hơn 600.000 mỗi năm. Tỷ lệ ung thư đại tràng ở phương Tây cao hơn nhiều so với châu Phi và các nước vùng Viễn Đông. Trong khi đó, ở Mỹ, tỷ lệ cao nhất xảy ra giữa các người Mỹ gốc Phi.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng