Ăn uống như thế nào để phòng bệnh Alzheimer?

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Rối loạn giấc ngủ có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer?

Làm ngay 5 điều này để có bộ não khỏe mạnh

Bệnh Alzheimer: 5 dấu hiệu cảnh báo sớm

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh Alzheimer trước 20 năm

Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và dẫn đến viêm trong não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Do vậy, bạn nên đọc nhãn cẩn thận vì đường có thể ẩn mình trong nhiều loại thực phẩm mà bạn không ngờ đến như ngũ cốc ăn sáng, gia vị, nước sốt và thực phẩm được quảng cáo là ít béo hoặc không béo... 

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng lượng đường trong máu

Ăn thực phẩm giàu omega-3

Cá béo và rong biển là nguồn thực phẩm tốt giúp cung cấp acid béo omega-3 EPA và DHA cho cơ thể. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng DHA có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng cách giảm sự tích tụ các mảng beta-amyloid trong não. 

Ăn các loại hạt

Ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, hồ đào... có thể cải thiện chức năng nhận thức vì chúng có chứa nhiều acid béo omega-3, vitamin B, vitamin E tốt cho cơ thể. 

Thực hiện chế độ ăn uống MIND

Chế độ ăn uống MIND là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống DASH và Địa Trung Hải. Chế độ ăn uống MIND đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. MIND gần giống với chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải. Nhưng hướng tiếp cận của MIND đặc biệt ở chỗ chế độ ăn này bao gồm các thực phẩm, dưỡng chất đã được y học chứng minh là có lợi cho não, ví dụ như những loại quả mọng, rau lá xanh...

Chế độ ăn uống MIND có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tránh chất béo chuyển hòa

Chất béo chuyển hóa có liên quan đến sản xuất các gốc tự do và làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cả 2 yếu tố này đều có thể tác động tiêu cực đến chức năng não. Để tránh chất béo chuyển hóa, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm vì các công ty được phép liệt kê lượng chất béo chuyển hóa là "0 gram" nếu sản phẩm chứa ít hơn 0,5 gram chất béo chuyển hóa trong mỗi sản phẩm. Điều này có nghĩa là thực phẩm của bạn có thể chứa một lượng chất béo chuyển hóa nào đó ngay cả khi nhãn dinh dưỡng ghi "0 gram" trên nhãn.

Uống trà xanh

Thưởng thức 2 - 4 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy uống trà xanh hàng ngày có thể cải thiện chức khả năng nhận thức, làm chậm quá trình suy giảm nhận thức và giảm quá trình stress oxy hóa trong cơ thể. 

Uống trà xanh mối ngày giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa không phải là kẻ thù, nhưng chúng cũng không phải là người bạn tốt nhất của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Để hạn chế chất béo bão hòa bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, bơ, phô mai...

Sử dụng nghệ để nấu ăn

Curcumin trong nghệ có thể giúp chống lại bệnh Alzheimer. Theo các nhà khoa học Australia, curcumin có thể làm thay đổi các mảng beta-amyloid đặc trưng của bệnh Alzheimer. Nó cũng giúp chống viêm trong não hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nghệ để làm gia vị cho các món ăn, trộn vào sinh tố hoặc rắc lên món salad. 

Thanh Tú H+ (Theo Naturallysavvy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già