Dù đã được tuyên truyền vận động nhưng nhiều người dân còn chủ quan với tâm lý "chó nhà" nên không đi tiêm phòng dẫn tới tử vong
Podcast: Có được hiến máu sau khi tiêm vaccine dại?
CDC Mỹ khuyến nghị người trưởng thành tiêm định kỳ vaccine đậu mùa khỉ
Châu Âu phê duyệt vaccine đầu tiên phòng virus hợp bào hô hấp RSV
Nhiều tỉnh miền Tây tồn vaccine COVID-19, dịch đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí
Thử nghiệm vaccine ung thư phổi đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA
Cuối tháng 12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 2 bệnh nhân tử vong do bị chó dại cắn. Nạn nhân đầu tiên là ông N.T.K, 63 tuổi, bị chó cắn cách đó khoảng 2 tháng nhưng không đi tiêm phòng. Các triệu chứng bệnh dại xuất hiện vào ngày 24/12 và ông đã tử vong vào ngày 26/12. Trường hợp thứ hai là ông Đ.K, 49 tuổi, cũng tử vong do bệnh dại sau khi bị chó cắn và không tiêm phòng đầy đủ.
Một trường hợp tử vong thương tâm nữa xảy ra cách đây không lâu tại Quảng Nam khi cháu N.H.T (7 tuổi) qua đời vì bệnh dại sau khi bị chó cắn. Dù đã được đưa đến bệnh viện, nhưng do trước đó gia đình đã tìm đến thầy lang để điều trị, bệnh tình của cháu đã chuyển biến xấu và không thể cứu chữa. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh dại và tầm quan trọng của việc tiêm phòng ngay khi bị động vật cắn.
Theo đó, bệnh dại là một bệnh nhiễm virus cấp tính, gây viêm não tủy, thường gây tử vong. Bệnh do virus dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus gây ra, lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết cào hoặc tiếp xúc với niêm mạc.. Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, sau một thời gian ủ bệnh nhất định, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt, đau đầu và khó chịu. Tiếp theo là giai đoạn các triệu chứng thần kinh xuất hiện, bao gồm co giật, ảo giác và tê liệt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại gần như dẫn đến tử vong.
Chia sẻ về bệnh dại, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Số ca tử vong vì bệnh dại chiếm phần lớn trong tổng số ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Chết vì bệnh dại là cái chết ám ảnh và thương tâm nhất, người bệnh sẽ tỉnh táo chờ đợi cái chết trong đau đớn, vật vã cho đến phút cuối cùng, người chứng kiến cũng không thể tránh khỏi tổn thương tâm lý nặng nề. Đa số các trường hợp tử vong do dại thường thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vaccine ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn”.
Tại buổi tư vấn trực tuyến về vaccine dại, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM đã nhấn mạnh sự phức tạp của thời gian ủ bệnh dại. Ông cho biết thời gian này có thể dao động từ 9 ngày đến vài năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lượng virus xâm nhập, vị trí và độ sâu của vết cắn. Đặc biệt, các vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Chính vì sự đa dạng này, việc tiêm phòng vaccine dại sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh vẫn vô cùng quan trọng, giúp cơ thể kịp thời tạo ra kháng thể để chống lại virus.
Chính vì vậy, tiêm phòng dại đã và đang được các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Được biết, vaccine tiêm phòng dại được thực hiện cả ở trên người lẫn vật nuôi. Nhiều người còn đang lo ngại về tác dụng phụ của vaccine phòng dại nhưng tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vacin dại được sản xuất từ virus dại đã chết, hoàn toàn không gây bệnh.
Giống như bất kỳ loại vaccine nào khác, vacine phòng dại cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như đau nhức tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi... Những phản ứng này thường tự khỏi và rất hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các trường hợp dị ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng khác với vaccine dại là rất hiếm gặp.
Hiện tại, bệnh dại vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm người, chủ yếu là trẻ em đã tử vong vì căn bệnh này. Điều đáng lo ngại là, phần lớn các ca tử vong đều bắt nguồn từ những vết cắn của chính những chú chó, mèo trong gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, mỗi người dân cần nâng cao ý thức về phòng chống bệnh dại, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và đi khám ngay khi bị động vật cắn.
Bình luận của bạn