7 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Các triệu chứng cảnh báo bệnh Alzheimer thường tiến triển dần dần theo thời gian

Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Chăm sóc dinh dưỡng dành cho người bệnh Alzheimer

Thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh Alzheimer

5 loại thực phẩm tốt cho người bệnh Alzheimer

Điều gì xảy ra trong não bộ của người mắc bệnh Alzheimer?

Theo TS. Karthiyayini Mahadevan từ Cộng đồng Columbia Pacific (Ấn Độ): “Các đoạn protein beta-amyloid có thể đột nhiên tích tụ giữa các tế bào thần kinh, dần tạo thành khối protein. Đây là một cấu trúc bất thường trong não, còn được gọi là đám rối sợi thần kinh”.

Theo đó, “protein tan là loại protein có thể duy trì sự song song giữa các tế bào thần kinh, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho các sợi. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà protein này có thể bị tổn thương, dẫn tới việc các sợi thần kinh xoắn vào nhau, ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thần kinh. Quá trình này có thể phá hủy hệ thống truyền tín hiệu giữa các tế bào. Đặc biệt, các khối protein, đám rối sợi thần kinh có xu hướng lan rộng ở vỏ não theo một mô hình dễ đoán hơn khi bệnh Alzheimer bắt đầu tiến triển dần”, TS. Karthiyayini Mahadevan cho biết.

Đám rối sợi thần kinh là tình trạng xảy ra trong não bộ của người bệnh Alzheimer

Đám rối sợi thần kinh là tình trạng xảy ra trong não bộ của người bệnh Alzheimer

Những ai nên cảnh giác với các triệu chứng cảnh báo Alzheimer?

Trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, thường có rất ít triệu chứng bệnh được biểu hiện một cách rõ rệt. Do đó, những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây cần đặc biệt chú ý tới các triệu chứng có thể cảnh báo bệnh:

- Người có gene di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già.

- Người có các vấn đề tim mạch (như xơ vữa động mạch).

- Người bị béo phì, tập trung mỡ ở vùng bụng cũng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn.

7 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

 

- Suy giảm nhận thức nhẹ: Hãy cẩn trọng nếu bạn có các dấu hiệu như ghi nhớ sai thông tin, quên mất các từ ngữ thường dùng hoặc quên mất vị trí để các đồ vật thông dụng.

- Cảnh giác với tình trạng suy giảm nhận thức nếu bạn gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung, ví dụ như gặp khó khăn để gợi nhớ tên ai đó; Bạn hay bỏ quên đồ đạc; Bạn gặp rắc rối với việc tổ chức, lên kế hoạch.

- Mất dần khả năng học các kỹ năng, ngôn ngữ mới; Gặp khó khăn khi làm việc với các con số.

- Suy giảm nhận thức ở mức độ trung bình có thể biểu hiện ở các triệu chứng như quên mất các sự kiện mới diễn ra gần đây; Gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc; Bạn quên mất các đồ vật quan trọng; Trở nên ủ rũ, thu mình hơn.

- Suy giảm nhận thức mức độ trung bình có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như có khoảng trống đáng kể trong trí nhớ và khả năng suy nghĩ, ví dụ như khó nhớ lại địa chỉ/số điện thoại của chính mình.

- Gặp khó khăn trong việc thực hiện các thói quen hàng ngày cũng là một dấu hiệu thường bị bỏ qua. Nguyên nhân là bởi nhiều người cho rằng hạn chế các hoạt động thể chất là một phần của quá trình lão hóa.

- Tình trạng trầm cảm tiềm ẩn cũng có thể khiến bạn khó nhận biết các triệu chứng cảnh báo sớm bệnh Alzheimer. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ để loại trừ các vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer hiệu quả hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống lành mạnh, chú trọng tới các hoạt động nhận thức có thể giúp giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer. Theo đó, bạn có thể tham gia các hoạt động như học hỏi các kiến thức hay kỹ năng mới; Tham gia các hoạt động giải trí kích thích khả năng nhận thức…

Vi Bùi (Theo Timesofindia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh