- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Mãn kinh sớm có thể gây bốc hỏa, khó ngủ, giảm ham muốn tình dục, sa sút trí tuệ...
Liệu cắt giảm cholesterol có gây ra chứng sa sút trí tuệ không?
Dấu hiệu “tố cáo” bạn có thể bị sa sút trí tuệ
Keto/FLEX 12/3: Lối sống hứa hẹn phòng ngừa bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson: Kích thích não sâu có làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ?
Mãn kinh sớm xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng tạo hormone và chu kỳ kinh nguyệt kết thúc ở tuổi 40. Tức là sớm hơn khoảng chục năm so với thời điểm bắt đầu mãn kinh vào tuổi 52 ở Hoa Kỳ, theo Văn phòng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ về Sức khỏe phụ nữ.
Mãn kinh trước tuổi 40
Dù nghiên cứu chưa được công bố nhưng được trình bày vào tuần này tại hội nghị năm 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu của hơn 153.000 phụ nữ tham gia vào Ngân hàng Biobank của Anh về thông tin di truyền và sức khỏe trên nửa triệu người sống ở Vương quốc Anh.
Nghiên cứu điều chỉnh dựa theo số tuổi, chủng tộc, cân nặng, trình độ học vấn và thu nhập, sử dụng thuốc lá và rượu, bệnh tim mạch, đái tháo đường và các hoạt động thể chất.
Kết quả cho thấy phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 40 tuổi có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 35%. Ngoài ra, những phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi cũng có nguy cơ được chẩn đoán là sa sút trí tuệ ở tuổi 65 cao.
Tại sao mãn kinh sớm có thể liên quan đến chứng sa sút trí tuệ?
Tác giả nghiên cứu Wenting Hao, tiến sỹ tại Đại học Sơn Đông ở Tế Nam, Trung Quốc, cho biết khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, mức độ estrogen giảm mạnh, có thể là một lý do cho kết quả nghiên cứu.
Wenting Hao cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi biết rằng việc thiếu hụt estrogen trong thời gian dài sẽ làm tăng căng thẳng oxy hóa, có thể làm tăng quá trình lão hóa não và dẫn đến suy giảm nhận thức."
Stress oxy hóa xảy ra khi hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể không thể theo kịp với sự dư thừa của các gốc hoặc các nguyên tử không ổn định có thể làm hỏng tế bào. Các gốc tự do xuất hiện tự nhiên trong cơ thể như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa tế bào, nhưng mức độ có thể tăng lên do tiếp xúc với hút thuốc, chất độc môi trường, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm và ô nhiễm không khí.
Lauren Streicher, phó giáo sư về sản khoa và phụ khoa lâm sàng tại Trường Y khoa Đại học Northwestern Feinberg (Mỹ) cũng cho biết: “Chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có những thay đổi mạch máu khi ai đó ngừng sản xuất estrogen. Từ đó, cản trở hoặc giảm lượng oxy đi đến não và làm tăng nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ của bạn."
Mary Jane Minkin, một giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Yale (Mỹ), nói rằng những phát hiện này “không có gì đáng ngạc nhiên”. Bà trích dẫn một nghiên cứu của Mayo Clinic: “Phụ nữ mãn kinh sớm và không dùng liệu pháp thay thế estrogen có nguy cơ mắc bệnh tim và sa sút trí tuệ cao. Từ một số dữ liệu thực nghiệm, chúng tôi biết rằng những phụ nữ bổ sung estrogen khá sớm - trong vòng 6 năm sau khi mãn kinh - ít bị dày các mạch máu hơn so với những phụ nữ không dùng estrogen".
Theo Doug Scharre, một nhà thần kinh học và Giám đốc Trung tâm Rối loạn Nhận thức và Trí nhớ tại Trung tâm Y tế Wexner Đại học Bang Ohio (Mỹ), đã có những nghiên cứu cho thấy estrogen có thể đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức và bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu khác, ông nói rằng phụ nữ bổ sung estrogen trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer giảm so với những người không dùng hormone này.
Làm thế nào để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ?
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đặc biệt khuyến cáo mọi người nên làm những điều sau để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ:
- Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
- Quản lý lượng đường trong máu.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với sự kết hợp của trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, hải sản, chất béo không bão hòa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo, đồng thời giảm thiểu các chất béo và đường khác.
- Cố gắng có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần.
- Duy trì hoạt động trí óc bằng cách đọc sách, làm thủ công...
- Giữ kết nối với gia đình và bạn bè.
- Cố gắng ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Hạn chế uống rượu, nếu uống không nên quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly đối với nữ.
- Không hút thuốc lá.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Nếu đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về việc bổ sung estrogen, điều này có thể làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề như: Bốc hỏa, khó ngủ, sa sút trí tuệ...
Bình luận của bạn