Bệnh đái tháo đường: Những lưu ý khi chăm sóc bàn chân

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc bàn chân để phòng biến chứng cắt cụt chân

Không sớm thì muộn cũng cụt chân vì đái tháo đường không giữ

6 nguyên tắc phòng loét bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Bị đái tháo đường có nên tập thể dục như người khỏe mạnh?

Quên uống thuốc đái tháo đường phải làm sao?

Những tổn thương điển hình có thể gặp ở bàn chân của người bệnh đái tháo đường

- Viêm tấy ngón bàn chân.

- Chai chân.

- Viêm tấy bàn chân và khe kẽ gây dính các ngón chân.

- Loét bàn chân do thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Loét do mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm: 

 + Đau, vết loét ướt

 + Không có viền xơ xung quanh vết loét

 + Khó bắt mạch hoặc không bắt được

 + Chi lạnh khi sờ

 + Thường ở rìa bàn chân, ngón chân.

Để đề phòng tổn thương bàn chân, bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày.

Cách chăm sóc bàn chân

- Không đi chân trần, kể cả khi đi vào nhà tắm.

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày, kiểm tra ở đầu các ngón chân, hai bên bàn chân, gót chân và giữa các ngón chân. Có thể để một cái gương trên sàn nhà gần giường nằm để quan sát được phía dưới bàn chân và các vết đỏ, nứt, loét...

Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ

- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ (không đậm đặc). Xà phòng nặng, đậm đặc có thể gây tổn thương da.

- Thử nhiệt độ của nước trước khi cho chân vào, vì bệnh nhân đái tháo đường có thể mất cảm giác với nhiệt độ, bỏng rất dễ xảy ra nếu không được kiểm tra kỹ trước khi rửa chân.

- Giữ da bàn chân khô trong suốt thời gian dài, nhất là giữa các ngón chân, nhiễm khuẩn có thể phát triển trên các vùng da ẩm.

- Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên rất khô, nứt nẻ, đây là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Sau khi rửa vệ sinh chân, làm mềm da khô bằng sữa tắm, các loại mỡ, kem bôi trên da, không cho sữa tắm vào khe giữa các ngón chân.

- Thường xuyên cắt móng chân, ngâm bàn chân vào trong nước ấm để làm mềm móng trước khi cắt.

- Tập thể dục thích hợp để kích thích tuần hoàn máu tốt hơn. Tránh ngồi bắt chéo chân hoặc đứng một tư thế trong thời gian dài.

- Bỏ hút thuốc lá, vì hút thuốc làm giảm dòng máu tới bàn chân.

Chọn giày và tất

Chọn giày và tất phù hợp giúp phòng ngừa chấn thương ở bàn chân

Đi giày thường xuyên để bảo vệ chân khỏi chấn thương. Nếu thị lực kém và mất cảm giác đau, người bệnh có thể không nhìn thấy các vật nhọn cũng như những lồi lõm trên đường.

- Đi giày vừa chân, thoải mái, không cố đi để đợi cho giày rộng ra theo thời gina.

- Kiểm tra phía trong giày, những nơi gồ ghề hoặc nơi bị rách, vì đây là những nơi dễ sưng tấy, loét chân.

- Thay đổi giày sau 5 giờ sử dụng để luân phiên các điểm tỳ.

- Tránh đi sandal da hoặc tất có đường may nổi, vì đó là những điểm tỳ dễ kích thích sưng nền, loét.

- Đi tất khô, sạch, không đi tất dài hàng ngày. Tất là khớp phụ bảo vệ giữa giày và bàn chân, do vậy tất phải mềm, không có nếp gấp và bó sát vào bàn chân.

Ngoài ra, tránh sử dụng các loại dung dịch chống khuẩn trên bàn chân, vì có thể gây bỏng hoặc tổn thương da. Tránh sử dụng nệm nóng hoặc túi cao su nước nóng để chườm lên bàn chân, tránh đi trên sàn nóng hoặc vùng đất, bãi cát nóng. Ghi lại các triệu chứng bất thường như đau, các dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc các chỗ phồng rộp da, chỗ bầm tím, chỗ bị thương, nhức hoặc vùng da đỏ tấy để thông báo ngay cho bác sỹ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp