Bệnh gout liên quan đến bệnh tim và nguy cơ đột quỵ

  • Chuyên đề:
  • Gout

Bệnh gout được cho là có những tác động liên quan đến bệnh tim và đột quỵ

Tránh ăn gì để giảm acid uric ngăn ngừa bệnh gout?

Đồ uống giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh gout

Mách bạn các biện pháp cải thiện bệnh gout ngay tại nhà

Những điều cần làm khi cơn gout tái phát

Nghiên cứu: tác động bệnh gout đến bệnh tim và đột quỵ

Tiến sĩ Abhishek Abhishek, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư về bệnh thấp khớp tại Trường Y thuộc Đại học Nottingham, đã cùng các đồng nghiệp của ông sử dụng dữ liệu ẩn danh từ 62.574 người mắc bệnh gút được điều trị tại Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Vương quốc Anh.

Trong số này, 10.475 người bị đau tim hoặc đột quỵ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh gout trong khi những người khác ở cùng độ tuổi, giới tính và thời gian mắc bệnh gout không gặp phải những tình trạng như vậy.

Abhishek cho biết: “Kết quả cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh gout, có những bệnh nhân bị đau tim hoặc đột quỵ có nguy cơ bùng phát bệnh gout nhanh gấp đôi trong 60 ngày đến 120 ngày trước khi cơn đau gout ập đến”

Những bệnh nhân mắc bệnh tim kèm bệnh gout sẽ phát bệnh gout sớm hơn những người mắc bệnh gout đơn thuần

Những bệnh nhân mắc bệnh tim kèm bệnh gout sẽ phát bệnh gout sớm hơn những người mắc bệnh gout đơn thuần

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) không có thuốc chữa cho bệnh gout. Tuy nhiên, có những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa phát bệnh gout.

CDC liệt kê các điều kiện sau đây là những điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút:

- Béo phì

- Suy tim sung huyết

- Tăng huyết áp (huyết áp cao)

- Kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường

- Chức năng thận kém.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (thuốc nước)

- Uống rượu và ăn hoặc uống thức ăn và đồ uống có nhiều đường fructose

Bệnh gút gây ra bởi nồng độ axit uric cao trong cơ thể và lắng đọng ở một hoặc nhiều khớp, gây đau khớp, sưng và đỏ nghiêm trọng.

Bệnh gút gây ra bởi nồng độ axit uric cao trong cơ thể và lắng đọng ở một hoặc nhiều khớp, gây đau khớp, sưng và đỏ nghiêm trọng.

Bệnh gút gây ra bởi nồng độ axit uric cao - một chất hóa học được tạo ra từ sự phân hủy của các mô trong cơ thể và có trong một số loại thực phẩm và đồ uống.

Phương pháp hạn chế mắc bệnh gout

Abhishek nói rằng những người mắc bệnh gút nên được khuyến khích “áp dụng lối sống lành mạnh với việc điều trị thích hợp các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì và tiểu đường để giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ”.

Đối với những người bị bệnh gút tái phát nên được xem xét điều trị lâu dài bằng các phương pháp điều trị hạ axit uric như allopurinol. Ông nói, liệu pháp này là một cách đáng tin cậy để loại bỏ các tinh thể urat lắng đọng và giúp bệnh gout không tái phát lại.

Các phương pháp điều trị bùng phát khác bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, steroid và thuốc chống viêm colchicine, tuy nhiên có tác dụng phụ đối với một số người. KHi sử dụng thuốc nên thảm khảo ý kiến bác sĩ.

 
Nguyễn Huyền ( Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp