Những quan niệm sai lầm về bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Ngày Hen Thế giới 2024: Hiểu triệu chứng để kiểm soát bệnh tốt hơn

Bác sĩ cảnh báo bệnh hen suyễn có thể bùng phát khi trời lạnh

Podcast: Người bệnh hen có phải kiêng đồ ăn tanh không?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn và dị ứng

Sai lầm 1: Hen suyễn chỉ là bệnh ở trẻ em

Hen suyễn thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng vẫn có thể có bất kỳ độ tuổi nào. Nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn muộn, không hiếm trường hợp gặp phải các triệu chứng hen suyễn lần đầu tiên khi trưởng thành.

Sai lầm 2: Bệnh hen suyễn có thể lây

Hen suyễn không lây nhiễm. Đây là bệnh mạn tính do sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường sống. Bệnh không thể lây từ người sang người.

Sai lầm 3: Người bị hen suyễn nên tránh tập thể dục

Ở một số người, tập thể dục có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn, nhưng không phải tất cả trường hợp. Hoạt động thể chất thường xuyên có lợi cho sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng phổi. Hiểu rõ tình trạng của mình và dùng thuốc trước khi tập thể dục, nhiều người bị hen suyễn có thể tập luyện một cách an toàn với cường độ vận động vừa phải.

Sai lầm 4: Hen suyễn là một tình trạng tâm lý

Hen suyễn là tình trạng thể chất ảnh hưởng đến đường thở. Mặc dù căng thẳng và lo âu có thể làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh, nhưng đây không phải là nguyên nhân gây ra hen suyễn.

Sai lầm 5: Có thể khỏi hen suyễn hoàn toàn

Các triệu chứng hen suyễn có thể thay đổi theo thời gian, một số trẻ em có thể gặp ít triệu chứng hơn khi lớn lên. Tuy nhiên, hen suyễn là một tình trạng mạn tính có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, không có khả năng chữa khỏi dứt điểm. Bạn có thể kiểm soát bệnh nếu như tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh.

Sai lầm 6: Hen suyễn không có gì nghiêm trọng

 Hen phế quản rất nguy hiểm, diễn biến nhanh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Hen phế quản rất nguy hiểm, diễn biến nhanh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Hen suyễn có thể đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát đúng cách. Các cơn hen suyễn nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Người bệnh cần tuân theo kế hoạch điều trị và tái khám nay khi các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Sai lầm 7: Ống hít chỉ cần thiết khi có cơn hen suyễn

Nhiều người bị hen suyễn sử dụng thuốc dạng hít hàng ngày để kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa các triệu chứng. Ngoài ra có loại thuốc dạng hít khẩn cấp khác được sử dụng để giảm co thắt trong cơn hen. Cả hai loại thuốc này đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hen suyễn.

Sai lầm 8: Chuyển đến một vùng khí hậu khác có thể chữa khỏi bệnh hen suyễn

Thay đổi môi trường sống có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng hen suyễn ở một số người, nhưng bản chất, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi bằng cách thay đổi môi trường. Các tác nhân từ bất kể môi trường nào cũng đều có khả năng làm tái phát cơn hen.

Sai lầm 9: Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị thay thế

Các phương pháp điều trị y khoa thông thường chỉ có thể kiểm soát hiệu quả bệnh hen suyễn, chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Một số biện pháp điều trị thay thế có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn cho một số cá nhân, nhưng không thể thay thế cho điều trị y khoa. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử các phương pháp điều trị mới.

 
Nguyễn Thanh (Theo NDTV.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp