Chớ coi thường khi trẻ bị té ngã

Trẻ có thể gặp nguy hiểm vì đập đầu xuống đất do té ngã

Nên làm gì khi trẻ bị ngã chấn thương đầu?

Trẻ bị chấn thương đầu dễ hung hăng

Trẻ bị chấn thương mắt nhiều nhất vào mùa hè

Bị động kinh do di truyền hay do... đập đầu vào tường?

Sau khi ngã đập đầu xuống đất, ở đầu bé có thể nổi lên cục u rất to. Cha mẹ hãy kiên trì chườm lạnh ở vị trí này. Trong một số trường hợp, sau khi vết thương lành, cục u có thể để lại tổ chức vôi hóa dưới da to (có thể to bằng hạt đậu) gây mất thẩm mỹ cho trẻ, vì vậy cha mẹ hãy cố gắng chườm lạnh cho trẻ để ngăn ngừa hiện tượng này. Sau đó, cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:  

Theo dõi triệu chứng sau khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Theo BS CK1 Đặng Xuân Vinh - Phó khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2: "Chấn thương sọ não ở trẻ em thường do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60% trường hợp), thường gặp nhất là ngã cầu thang, ngã từ trên giường xuống, hay do người lớn bế ẵm tuột tay. Các lý do tiếp theo là ngã xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu. Chấn thương sọ não thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1 - 6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã. Nếu chấn thương nhẹ, bé hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì lạ thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng cần theo dõi chặt chẽ mỗi hai giờ một lần trong suốt 24 giờ đầu tiên."

Giai đoạn tập đi trẻ rất hay bị ngã

Trong một số trường hợp, tuy bị chấn thương sọ não nhưng bé chưa có biểu hiện gì vì vậy cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ trong những ngày tiếp theo. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có một trong các dấu hiệu: Quấy khóc nhiều; Đau đầu gia tăng; Buồn nôn hay nôn nhiều; Gặp khó khăn khi đi lại, nói năng hoặc nhìn; Lơ mơ; Ngủ nhiều; Cử động bất thường, co giật... Nếu trong thời gian theo dõi không có biểu hiện gì bất thường thì về lâu dài cũng không có gì đáng lo ngại. Hãy nhớ rằng phần lớn các va đập khi ngã đều gây chấn thương nhẹ, nhưng hãy đưa bé đi khám bác sỹ nếu có bất cứ nghi ngờ gì.  

Nên trẻ đến bệnh viện ngay khi nào?

- Trẻ bị bất tỉnh: Dù chỉ vài giây bất tỉnh nhưng nó cũng cho thấy cú đập với lực đủ mạnh để gây khối máu tụ và sinh ra máu bầm trong não.

- Trẻ bị rối loạn tri giác: Bé bị rối loạn thị giác, không nhìn trực tiếp và sợ ánh sáng hoặc mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy… thì đó là dấu hiệu cho thấy chấn thương nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối thị giác. Ngoài ra, có những bé bị ảnh hưởng đến thị giác cũng rất dễ bị kích động, khóc quấy và không làm theo hướng dẫn của chính bố mẹ.

Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát sau khi con bị ngã đập đầu

- Trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu tai.

Ngoài ra, màu da biến sắc cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng cần phải để mắt đến khi trẻ té ngã đập đầu xuống đất. Nếu da chuyển sang tím tái hoặc nhợt nhạt, kèm theo nhịp thở không đều theo từng cơn thì cần phải cho trẻ đến bệnh viện gấp.

Làm gì để tránh trẻ bị đập đầu xuống đất?

Rất khó để không để trẻ gặp bất cứ chấn thương đầu nào, nhưng đây là một số cách bạn có thể sử dụng để hạn chế trẻ bị chấn thương sọ não do ngã đập đầu:

- Nhà có trẻ nhỏ cần làm tấm chắn nơi giường trẻ nằm, lối đi ra cầu thang, bếp nấu ăn, ban công... để tránh trẻ có thể leo trèo gây nguy hiểm

- Gắn miếng đệm vào các góc nhọn của đồ nội thất, bàn ghế, giường tủ để bé không đập đầu vào những góc nhọn gây tổn thương nghiêm trọng. Gắn các miếng chống trượt dưới các tấm thảm chùi chân tránh bé bị trượt ngã.

- Để mắt đến bé khi bé đang ở trên ghế hoặc trong xe đẩy. Dùng đai giữ bé cố định tránh bé ngã lộn nhào xuống đất.

Không nên để bé chơi hoặc ngồi một mình trong phòng vì bé có thể gặp những tai nạn bất ngờ bất cứ lúc nào

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ