4 loại thực phẩm và đồ uống bệnh nhân gout nên tránh

  • Chuyên đề:
  • Gout

Bệnh nhân gout cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống

Những thực phẩm khiến bạn "méo mặt" vì đau khớp

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bùng phát gout

Rau tía tô: Thảo dược quý ngay trong vườn nhà

Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gout có tốt không?

1. Các loại thịt giàu purine

Các loại thịt như thịt xông khói, thịt ngỗng, thịt bê, thịt bò, thịt trâu và nội tạng  như gan, thận, lá lách... là những loại thực phẩm bệnh nhân gout nên tránh do chúng rất giàu purine. Hợp chất purine có thể làm tăng nồng độ acid uric, khiến chúng tích tụ ở các khớp, gây sưng và viêm. Những người bị gout có thể ăn thịt vịt, thịt gà để thay thế.

Thịt bò giàu purine không tốt cho bệnh nhân gout

2. Các loại hải sản

Bệnh nhân gout cần cắt giảm một số loại hải sản trong chế độ ăn hàng ngày như sò, trai, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết... Một số lựa chọn an toàn hơn cho các bệnh nhân gout là tôm, lươn, cua...

3. Các loại rau và nấm giàu purine

Một số loại rau như súp lơ, rau bina và nấm chứa nhiều protid không tốt cho bệnh nhân bị gout. Tuy nhiên, người bị gout vẫn có thể ăn các loại rau củ này (không hạn chế như ăn thịt) vì protid từ thực vật tốt hơn protid từ động vật.

4. Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia chứa nhiều purine, dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, không tốt cho bệnh nhân bị gout. Ngoài ra, người bị gout cũng nên hạn chế các loại đồ uống khác như nước ngọt, nước trái cây có hàm lượng đường cao, có thể gây rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng acid uric.

Người bị gout nên nói không với đồ uống có cồn

Thay vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm ít chất béo, cà phê, hoa quả (đặc biệt là cam quýt) trong chế độ ăn hàng ngày. Bệnh nhân gout cũng nên uống nhiều nước, nước trái cây không đường...

Một số gợi ý cho các bệnh nhân bị gout:

Bữa sáng: Các loại hạt, ngũ cốc không đường và sữa gầy hoặc sữa ít béo, dâu tây, cà phê.

Bữa trưa: Cơm, gà rang, salad, sữa ít béo.

Bữa ăn nhẹ buổi chiều: Cam, quýt...

Bữa tối: Cá hồi nướng, đỗ luộc, cơm, sữa chua ít béo, dưa hấu, trà thảo dược.

Để phòng ngừa nguy cơ bùng phát và tái phát của gout, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của các bác sỹ. Đồng thời, một số sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thành phần như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá... cũng có tác dụng đào thải và giảm sự tích tụ acid uric có trong cơ thể, cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, rất tốt với người bị gout.

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng viên nang Hoàng Thống Phong – Hỗ trợ điều trị cho những người bị gout
Người bị gút thường sưng, đau, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gút, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Một trong các thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường là viên nang Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong là sự phối hợp của những thành phần từ thiên nhiên như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá giúp tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout (thống phong), ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau, hỗ trợ điều trị cho những người bị gout; có thể sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt. Sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout tại Việt Nam.
XNQC: 1293/2015/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp