Lưu ý khi dùng thuốc Madopar điều trị Parkinson

Madopar thay thế dopamine đã mất, giúp người bệnh Parkinson cử động dễ dàng hơn

Run tay chân, đau khớp dùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng run sau đột quỵ?

Tay bị run khi cầm điện thoại là bị làm sao?

Bị Parkinson giai đoạn cuối, mổ kích thích não sâu có hiệu quả không?

Các chuyên gia từ Tổ chức phi lợi nhuận NPS MedicineWise (Australia) trả lời:

Chào bạn!

Để dùng thuốc Madopar 250mg (levodopa) an toàn, hiệu quả khi điều trị bệnh Parkinson cho bố, bạn cần chú ý một số điều sau:

Thời điểm dùng thuốc

Thời điểm tốt nhất để uống thuốc Madopar (levodopa) là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Tuy nhiên, nếu bố bạn có các vấn đề tiêu hóa, bác có thể ăn một chút (có thể là 1 chiếc bánh quy) khi uống thuốc.

Madopar có thể không hoạt động tốt nếu bạn kết hợp thuốc với các thực phẩm giàu protein trong bữa ăn như thịt, trứng, sữa… Do đó bạn cần uống thuốc cách xa thời điểm ăn các thực phẩm này.

Tương tác với thuốc hoặc các sản phẩm khác

Thuốc Madopar có thể gây tương tác với một số loại thuốc như:

Người bệnh Parkinson nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng

Người bệnh Parkinson nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng

- Các thuốc cường giao cảm, một số loại thuốc ho, thuốc cảm.

- Thuốc hạ huyết áp.

- Thuốc điều trị các bệnh ung thư.

- Thuốc giảm cảm giác buồn nôn.

- Một số loại thuốc điều trị các bệnh tâm thần như thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

- Thuốc gây mê tổng quát.

- Thuốc giảm đau nhóm opioid.

- Thuốc kháng acid.

- Các thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có chứa sắt.

Cách dùng, liều dùng thuốc

Bạn cần khuyên bố tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc Madopar (levodopa) để điều trị bệnh Parkinson. 

 

- Tuân thủ đúng liều, đúng thời gian dùng thuốc.

- Tuyệt đối không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa thảo luận trước với bác sĩ.

- Thuốc Madopar (levodopa) dạng viên cần uống cả viên, không nhai hay bẻ nhỏ viên thuốc khi uống. Nếu gặp rắc rối với việc nuốt nguyên viên thuốc, bác có thể trao đổi với bác sĩ để chuyển sang dùng thuốc dạng viên sủi.

- Trong trường hợp bác quên mất 1 liều Madopar, hãy uống ngay khi nhớ ra, sau đó quay lại lịch trình dùng thuốc như bình thường. Tuy nhiên, nếu nhớ ra khi đã gần tới giờ uống liều thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua hoàn toàn liều đã quên. Tuyệt đối không uống bù gấp đôi liều thuốc để tránh nguy cơ tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ của thuốc Madopar (levodopa)

- Rối loạn vận động không tự chủ (thường xảy ra khi dùng thuốc ở liều quá cao).

- Rối loạn tâm thần (như hoang tưởng, trầm cảm, quá kích động, ảo giác).

- Buồn nôn/nôn mửa.

- Ăn mất ngon.

- Tăng cân khó kiểm soát.

- Táo bón.

- Phát ban hoặc ngứa da.

- Lú lẫn, mệt mỏi, bồn chồn, khó ngủ hoặc đột ngột thấy buồn ngủ trong ngày.

- Giữ nước, chuột rút.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi mới bắt đầu dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc còn có thể dẫn tới một số tác dụng phụ ít gặp hơn như: Thay đổi ham muốn tình dục, rối loạn hành vi cưỡng chế, mất vị giác, dễ bị chảy máu, bầm tím da, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, đau họng hoặc nhiệt miệng.

Đặc biệt, nếu bố bạn cảm thấy đánh trống ngực, đau tức ngực, chóng mặt khi đứng lên, tiêu chảy… khi dùng thuốc Madopar (levodopa) điều trị Parkinson, hãy trao đổi lại ngay với bác sĩ. Đây là các triệu chứng cảnh báo bác cần được thay đổi liều thuốc.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Vi Bùi (Theo NPS)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh