Các bài tập hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh Parkinson

Tập thể dục được xem là cách chữa bệnh không thuốc cho người mắc Parkinson.

Hà Nội: Nên khám bệnh Parkinson ở đâu mới tốt?

Có những loại thuốc nào điều trị run tay chân tốt?

Đây có thể là “chìa khóa” để chẩn đoán bệnh Parkinson từ giai đoạn sớm

Người bệnh Parkinson bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh Parkinson. Nhưng họ phát hiện ra rằng hàm lượng Dopamine trong cơ thể của người bệnh bị giảm đi đáng kể. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não và giữ vai trò trong việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể. Chúng tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não.

Khi các tế bào não bị thoái hóa hoặc mất khả năng sản sinh Dopamine sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất này. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động. Ngoài ra, bệnh có thể do một số yếu tố khác gây ra như: tuổi tác, môi trường, chấn thương sọ não, di truyền,…

Các triệu chứng của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có những triệu chứng điển hình như: Run, cứng đờ các cơ bắp, chậm vận động, rối loạn giữ thăng bằng, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, khuôn mặt ít biểu cảm, táo bón, thay đổi khứu giác…

Mặc dù bệnh Parkinson không có cách chữa trị triệt để, nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của bệnh. Trong một số trường hợp bạn cũng có thể được đề nghị phẫu thuật não để chữa trị và giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Khoảng 70% người mắc bệnh Parkinson sẽ xuất hiện tình trạng run.

Khoảng 70% người mắc bệnh Parkinson sẽ xuất hiện tình trạng run.

Tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson không?

Các chuyên gia cho biết, tập thể dục đã được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh Parkinson trong hơn 60 năm qua. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hormone dopamine được sản xuất trong quá trình tập thể dục có thể giúp làm giảm mức độ của protein alpha-synuclein (một loại protein chịu trách nhiệm về các triệu chứng của bệnh Parkinson).

Trong nghiên cứu của họ, các tác giả lưu ý rằng một chương trình tập thể dục phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có thể là phương pháp hiệu quả nhất để giảm các triệu chứng vận động cụ thể. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và triệu chứng của từng cá nhân mà mỗi người lựa chọn các bài tập khác nhau để rèn luyện các kỹ năng vận động hoặc nhận thức.

Một chương trình tập thể dục tốt nhất là kết hợp nhiều hoạt động bao gồm tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh, kỹ năng giữ thăng bằng và tính linh hoạt. Dưới đây là những loại bài tập hữu ích cho người bệnh Parkinson:

- Các loại bài tập sức bền bao gồm: đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước, đi xe đạp hoặc đi xe đạp tĩnh, chèo thuyền…

- Các bài tập rèn luyện thể lực giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh, giúp người bệnh parkinson dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày, bao gồm: Bài tập tạ cuộn bắp tay trước, bài tập tay sau, tập xà đơn, bài tập đứng lên - ngồi xuống, bài tập cho đùi…

- Các bài tập thăng bằng rất quan trọng, giúp người bệnh Parkinson ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ ngã, bao gồm: yoga, pilates, thái cực quyền…

- Các bài tập phối hợp nhằm tăng cường tính linh hoạt, nhanh nhẹn của cơ bắp có thể giúp cải thiện và duy trì các kỹ năng vận động, bao gồm: đi dạo, đạp xe, khiêu vũ…

- Các bài tập tăng cường trí não có thể giúp cải thiện trí nhớ và nhận thức bao gồm thiền, âm nhạc trị liệu, làm toán nhẩm, trò chơi ô chữ…

Tập thể dục cho người bệnh Parkinson đòi hỏi cả một quá trình kiên trì, các triệu chứng không thể cải thiện trong ngày một ngày hai được mà cần thời gian để thay đổi từ từ. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các bài tập theo sở thích, có thể kết hợp nhiều môn thể thao và cố gắng duy trì mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

 
Việt An (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già