Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Khi việc hít thở cũng trở nên khó khăn

Hiểu rõ về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn

Bệnh nhân COVID-19 tử vong thứ 42 là cụ bà 72 tuổi trên bệnh lý nền COPD

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không hề khó

Làm sao để ngăn ngừa COPD tái phát?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD) là nhóm bệnh đặc trưng bởi tình trạng luồng không khí vào phổi bị ngăn chặn, khiến người bệnh bị khó thở. Khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính là những tình trạng phổ biến góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, BS. Amy Seinfeld từ Haxtun Health (Mỹ) cho biết.

2 tình trạng trên cũng thường xảy ra cùng nhau. Trong đó, viêm phế quản mạn tính là tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc của phế quản bị viêm, tạo ra dịch nhầy và gây ho, khiến người bệnh thấy khó thở hơn. Khí phế thũng là tình trạng các tiểu phế quản (các đường dẫn khí nhỏ) tới các túi phế nang trong phổi bị phá hủy do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hay các chất độc, hóa chất khác.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí trong nhà, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm và rối loạn di truyền (thiếu hụt protein alpha-1 antitrypsin) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới COPD

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới COPD

Triệu chứng cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BS. Amy Seinfeld cho biết: “Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là ho liên tục hoặc ho với nhiều đờm/dịch nhầy, khó thở, thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở, hay thấy tức ngực, nặng ngực”.

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển chậm, từ từ nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Tới một lúc nào đó, các triệu chứng này có thể hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày như đi bộ, nấu ăn hoặc chăm sóc bản thân.

Các đợt COPD cấp

COPD có thể làm suy yếu phổi, khiến bạn khó có thể chống lại cảm lạnh hay tự bảo vệ mình khỏi khói thuốc, ô nhiễm không khí. Theo thời gian, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn do các tác nhân cụ thể, chẳng hạn như mùi hương, không khí lạnh hoặc chất lượng không khí kém. Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn do cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng phổi. Bất kỳ yếu tố nào kể trên đều có khả năng “châm ngòi” cho một đợt COPD cấp.

 

Các đợt COPD cấp có thể khiến người bệnh thấy rất khó thở, tức ngực, ho nhiều, có thể kèm theo sốt. Các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần một số loại thuốc khác như thuốc giãn phế quản hoặc steroid để giảm viêm, giảm tình trạng khó thở.

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát nếu bạn điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, cũng như chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn bằng cách bỏ thuốc lá, duy trì lối sống năng động… để làm chậm tiến trình của bệnh. Trong số đó, bỏ thuốc lá là một trong những bước quan trọng nhất giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Về các loại thuốc điều trị, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng 2 loại thuốc: Thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn COPD. Theo đó, thuốc dự phòng có thể được dùng hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa, trong khi thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh chóng khi có đợt COPD cấp, có tác dụng làm giãn cơ trong đường thở và giúp người bệnh thấy dễ thở hơn.

Trong một số trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng, người bệnh còn có thể phải dùng máy xông khí dung để điều trị bệnh.

Vi Bùi (Theo Southplattesentinel)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp