Tỷ lệ béo phì tăng nhanh, làm thế nào để phòng bệnh?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì

Những lầm tưởng về tập luyện thể thao bạn có thể mắc phải

Ăn thô - "ăn vào dạ, vạ vào thân"

Lời khuyên về dinh dưỡng khi tập thể dục giảm cân

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống sinh tố mỗi ngày?

Béo phì tăng nhanh ở thành thị

Theo thông tin tại Hội nghị tập huấn triển khai hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh béo phì do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức chiều ngày 17/11, tỷ lệ béo phì tại Việt Nam đang gia tăng nhanh. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TP. HCM chiếm 18% tổng số người thừa cân, béo phì trên toàn quốc. Đặc biệt ở lứa tuổi học đường (5-19 tuổi), tình trạng béo phì tăng rất nhanh, từ 8,5% (2010) lên 19% (2020), tức tăng gấp đôi và chủ ở yếu ở thành thị.

GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết: Béo phì được Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận là bệnh mạn tính đòi hỏi phải quản lý và điều trị lâu dài. Béo phì gây ra nhiều biến chứng như giảm tuổi thọ, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng lipid máu, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ...

Phòng nguy cơ béo phì thế nào?

Kết hợp kiểm soát ăn uống và duy trì tập luyện để giảm cân bền vững

Kết hợp kiểm soát ăn uống và duy trì tập luyện để giảm cân bền vững

Nguyên nhân bệnh béo phì ở Việt Nam là do ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, nhiều đường và chất béo xấu như bánh, nước ngọt, đồ ăn vặt. Trong khi đó lại ít rau xanh, trái cây, ít vận động... Vì vậy, việc kiểm soát những gì nạp vào cơ thể là rất quan trọng.

Bạn cần thực hiện ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây ít ngọt, chọn gạo lứt, khoai lang... thay vì ăn nhiều gạo trắng.

Hạn chế số bữa ăn trong ngày (3 bữa là đủ), hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hoà, muối dưới 5g/ngày; Hạn chế uống rượu bia.

Duy trì 30-60 phút tập thể dục mỗi ngày. Nhưng nên kết hợp chú ý kiểm soát ăn uống, bởi dù bạn tập vài tiếng mỗi ngày nhưng vẫn ăn uống không kiểm soát thì không thể giảm cân. Cần đảm bảo, năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao

Trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, chưa cần cân nhắc chẩn đoán thừa cân bởi hầu hết trẻ bụ sữa, chưa ảnh hưởng sức khỏe. Trẻ trên 2 tuổi nếu bị béo phì, cần chẩn đoán và can thiệp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bị béo phì, người bệnh tránh lạm dụng ăn kiêng quá mức hay dùng thuốc giảm cân theo quảng cáo. Bởi không có phương thức kỳ diệu nào giúp người béo phì giảm cân “thần tốc”. Mục tiêu giảm cân nên được đặt ra từ 5-15% trong khoảng thời gian 6 tháng để đảm bảo giảm cân an toàn và có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể đặt lịch thăm khám, tư vấn vấn đề thừa cân, béo phì cùng các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức TẠI ĐÂY.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp