Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Suy tim là một căn bệnh khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới gan, thận…

Rối loạn nhịp tim và các biến chứng thường gặp

Rối loạn nhịp tim và những điều cần biết

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Những nguyên nhân gây suy tim

Trên thực tế, suy tim có thể là một tình trạng cấp tính, hoặc cũng có thể là một căn bệnh mạn tính khi trái tim suy yếu dần theo thời gian.

Theo đó, suy tim mạn tính thường do các căn bệnh khác làm tổn thương, khiến trái tim phải làm việc quá sức. Trong khi đó, suy tim cấp tính có thể xảy ra do chấn thương hoặc nhiễm trùng làm tổn thương tim; Do nhồi máu cơ tim hoặc có cục máu đông trong phổi.

Ngoài ra, suy tim cũng có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên trái tim. Tuy nhiên, suy tim bên trái và suy tim bên phải có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây suy tim bên trái

Suy tim bên trái thường gặp hơn suy tim bên phải. Có 2 loại suy tim bên trái, tùy thuộc vào phân suất tống máu (EF) của trái tim.

- Trong trường hợp suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF), nửa bên trái của trái tim bị suy yếu và không thể bơm đủ máu tới phần còn lại của cơ thể. Các căn bệnh mạn tính làm tổn thương, suy yếu cơ tim (như bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, đau tim hoặc các dị tật tim bẩm sinh khác) là nguyên nhân chính gây suy tim phân suất tống máu giảm.

- Trong trường hợp suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), nửa bên trái của trái tim trở nên quá cứng, không thể thư giãn hoàn toàn giữa các nhịp tim đập. Điều này khiến các buồng tim không thể được lấp đầy máu hoàn toàn, từ đó bơm máu kém hiệu quả hơn. Theo thời gian, cơ tim sẽ phải dày lên, cứng hơn để thích ứng với tình trạng này.

Tăng huyết áp và các bệnh khác khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn, làm cứng buồng tim (như béo phì, đái tháo đường…) có thể là nguyên nhân gây ra dạng suy tim này.

Nguyên nhân gây suy tim bên phải

Suy tim bên phải có thể xảy ra do tăng áp động mạch phổi, dị tật tim bẩm sinh...

Suy tim bên phải có thể xảy ra do tăng áp động mạch phổi, dị tật tim bẩm sinh...

Với dạng suy tim này, trái tim không thể bơm đủ máu tới phổi để lấy oxy. Theo thời gian, suy tim bên trái cũng có thể dẫn tới suy tim bên phải. Nguyên nhân là bởi suy tim bên trái có thể khiến máu tích tụ ở bên phải trái tim. Điều này có thể làm tăng áp lực trong các mạch máu dẫn máu từ tim tới phổi (hay tăng áp động mạch phổi) và khiến nửa bên phải trái tim phải hoạt động vất vả hơn.

Dị tật tim bẩm sinh, các tình trạng làm tổn thương nửa bên phải của trái tim (như bệnh van tim), các tình trạng làm tổn thương phổi (như phổi tắc nghẽn mạn tính/COPD) có thể dẫn tới suy tim bên phải.

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Các triệu chứng suy tim thường phụ thuộc vào dạng suy tim bạn gặp phải, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo đó, nếu chỉ bị suy tim nhẹ, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào (trừ khi bạn thực hiện các công việc nặng nhọc). Các triệu chứng suy tim thường trở nên trầm trọng hơn khi tim yếu dần đi.

Một trong những triệu chứng đầu tiên bạn có thể nhận thấy là khó thở sau khi thực hiện các hoạt động thường ngày (ví dụ như leo cầu thang). Khi tim yếu đi, bạn có thể thấy mệt mỏi ngay cả khi thực hiện các hoạt động đơn giản như mặc quần áo, đi bộ… Một số người còn có thể thấy khó thở khi đang nằm nghỉ.

Ngoài ra, người bị suy tim bên trái còn có thể gặp phải các triệu chứng như khó thở, ho, mệt mỏi mạn tính ngay cả sau khi nghỉ ngơi, người yếu đuối, ngón tay và môi nhợt nhạt, hay thấy buồn ngủ, khó tập trung, khó ngủ khi nằm thẳng.

Người bị suy tim bên phải có thể gặp phải các triệu chứng như: Buồn nôn, chán ăn, đau bụng; Sưng ở mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, bụng; Hay thấy buồn tiểu; Tăng cân.

Làm sao chẩn đoán bệnh suy tim?

Thông thường, các bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh suy tim dựa theo tiền sử bệnh, kết quả khám sức khỏe và các kết quả xét nghiệm khác.

Tiền sử bệnh

Bác sỹ sẽ tính tới các yếu tố di truyền, tiền sử bệnh tật của bạn... để chẩn đoán suy tim

Bác sỹ sẽ tính tới các yếu tố di truyền, tiền sử bệnh tật của bạn... để chẩn đoán suy tim

Tốt hơn hết, bạn nên tự theo dõi các triệu chứng của mình và thông báo cho bác sỹ một vài thông tin như tần suất chúng xảy ra, khi nào các triệu chứng này bắt đầu… Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về các yếu tố nguy cơ của mình (ví dụ như gia đình bạn có người mắc bệnh tim hay không, các loại thuốc bạn từng dùng).

Kết quả khám sức khỏe

Các bác sỹ có thể tìm hiểu các thông tin sau:

- Nhịp tim, huyết áp và trọng lượng cơ thể.

- Nghe tim phổi để tìm ra các tiếng bất thường.

- Tìm các vết sưng ở mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân hay ở bụng.

Kết quả xét nghiệm

- Xét nghiệm máu như xét nghiệm BNP (peptide lợi niệu type B). Chỉ số này có thể tăng lên trong khoảng thời gian bạn bị suy tim. Xét nghiệm máu cũng có thể cho biết gan và thận đang hoạt động thế nào.

- Xét nghiệm đo phân suất tống máu. Xét nghiệm này cho biết tim bơm máu tốt như thế nào, từ đó giúp chẩn đoán loại suy tim bạn đang mắc phải.

- Các xét nghiệm khác như chụp CT tim, chụp MRI tim, chụp động mạch vành; Kiểm tra hoạt động điện tim bằng cách đo điện tâm đồ…

Các phương pháp điều trị bệnh suy tim hiện nay

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy tim, nhưng vẫn có những cách điều trị giúp bạn cải thiện triệu chứng, sống lâu và sống khỏe hơn. Việc điều trị suy tim thường tùy thuộc vào dạng suy tim và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng nhìn chung vẫn bao gồm các biện pháp như thay đổi lối sống lành mạnh hơn, dùng thuốc và phẫu thuật.

Thay đổi lối sống lành mạnh

 

- Hạn chế muối ăn vì muối có thể khiến tình trạng giữ nước trong cơ thể thêm trầm trọng.

- Giảm và duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực cho tim.

- Hoạt động thể chất vừa sức thường xuyên hơn.

- Bỏ thuốc lá.

- Hạn chế rượu bia.

- Kiểm soát các yếu tố huyết áp, nhịp tim.

- Kiểm soát căng thẳng.

- Duy trì giấc ngủ ngon.

Dùng thuốc điều trị

Bác sỹ có thể kê đơn thuốc tùy thuộc vào loại suy tim bạn mắc phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của bạn với các loại thuốc.

- Các thuốc điều trị suy tim trái với phân suất tống máu giảm bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc đối kháng aldosterone, thuốc làm giãn mạch (như thuốc ức chế men chuyển angiotensin/ACE, thuốc ức chế thụ thể angiotensin/ARB), thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc ức chế kênh đồng vận SGLT2.

- Các thuốc điều trị suy tim trái với phân suất tống máu bảo tồn: Thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp.

- Các loại thuốc điều trị suy tim phải: Thuốc giãn mạch, thuốc để loại bỏ natri và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Phẫu thuật

- Cấy ghép máy tạo nhịp tái đồng bộ tim.

- Cấy ghép máy bơm tim cơ học như thiết bị hỗ trợ tâm thất.

- Cấy ghép máy khử rung tim.

- Phẫu thuật tim để sửa chữa các tổn thương tim. Nếu suy tim nặng hơn, bạn có thể cần thực hiện phẫu thuật ghép tim.

Vi Bùi (Theo Nhlbi.nih.gov)

 
minh-thong-vuong-new

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương Newsản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13.

Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).

CÔNG DỤNG:

Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch.

- Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

- Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

- Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt.

Chú ý:

- Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

- Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP

Số XNQC là: 1475/2020/XNQC -ATTP

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch