Bệnh viêm khớp gây nhiều trở ngại khi thời tiết thay đổi đột ngột
Cải thiện và phòng ngừa viêm khớp với những thực phẩm sau
Nhận biết triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
6 bài tập tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
6 triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp đầu gối
Các bệnh lý về khớp không chỉ gây đau đớn mà còn cản trở sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp phổ biến có thể kể đến viêm xương khớp (do thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp) và viêm khớp dạng thấp (xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm lên các khớp, dẫn đến sưng, đau khớp). Ngoài ra, một số bệnh về xương khớp phổ biến khác là gout, viêm khớp vảy nến, hội chứng đau cơ xơ hoá hay viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên.
Để hạn chế các triệu chứng của bệnh viêm khớp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, người bị viêm khớp nên tránh những thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa lectin
Lectin là một dạng protein có trong cả động vật và thực vật, có khả năng liên kết với carbohydrate và gắn vào niêm mạc ruột. Do đó, lectin cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn quá nhiều lectin gây hại cho dạ dày, gây ra triệu chứng ruột rò rỉ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Rau quả họ cà như cà tím, cà chua, ớt chứa nhiều lectin
Lectin có nhiều trong các loại hạt họ đậu, lạc, hạt hạch, lúa mì, diêm mạch và rau củ họ cà (cà chua, cà tím, khoai tây). Người bị viêm khớp không nên ăn những thực phẩm này quá thường xuyên. Ngoài ra, việc ngâm rửa, nấu chín kỹ hoặc lên men những thực phẩm này sẽ giúp giảm lượng lectin.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat)
Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hòa là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm trong cơ thể, khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn. Chất béo không lành mạnh còn gây ra thừa cân, béo phì, tăng thêm áp lực lên khớp xương và đầu gối của người bệnh.
Người bị viêm khớp không nên ăn thịt đỏ, da gà và sữa nguyên kem quá thường xuyên. Bệnh nhân nên kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Khi chế biến thịt đỏ, bạn có thể ướp thịt với tỏi hoặc dầu olive, đồng thời nấu ở nhiệt độ vừa phải để hạn chế các hợp chất gây viêm sinh ra trong quá trình nấu nướng.
Thực phẩm chứa purine
Người bị viêm khớp, nhất là gout nên tránh thực phẩm giàu purine và bia rượu
Gout là dạng viêm khớp hình thành ở những người có nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Acid uric hình thành khi cơ thể tiêu hóa, phân giải purine trong một số loại thức ăn. Do đó, người bị gout nên tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt mà bác sỹ hướng dẫn để giảm nồng độ acid uric.
Thực phẩm chứa nhiều purine là thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, rau chân vịt và măng tây. Ngoài ra, người bị gout cung cần hạn chế rượu bia, nước ngọt để giảm hàm lượng acid uric.
Đường tinh luyện
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện không chỉ làm đường huyết tăng cao mà còn kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường như đồ ăn vặt, bánh ngọt, nước ngọt.
Dầu thực vật
Dầu thực vật từ ngô, hướng dương, đậu nành, dầu lạc rất dễ oxy hóa ở nhiệt độ cao, tạo ra trans fat và các aldehyde gây viêm trong cơ thể. Những loại dầu này cũng chứa nhiều acid béo omega-6, khi ăn quá nhiều có thể khiến triệu chứng bệnh viêm khớp trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên bảo quản dầu thực vật tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân viêm khớp nên điều trị theo chỉ định của bác sỹ và tích cực vận động để giảm nguy cơ viêm xương khớp.
Bình luận của bạn