- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng đầy đủ giúp người mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh trong thai kỳ
Bà bầu cần tránh những thực phẩm nào để có thai kỳ khỏe mạnh?
Dinh dưỡng cho bà bầu: Ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Làm thế nào để không còn nỗi ám ảnh với rạn da?
Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
Dinh dưỡng cân bằng
Phụ nữ mang thai có thể nâng cao sức đề kháng một cách tự nhiên bằng chế độ Dinh dưỡng lành mạnh, giàu rau củ, rau quả và chất đạm protein. Đây là nguồn dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may bạn nhiễm cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo 2 yếu tố đa dạng và cân bằng. Ưu tiên thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt hạch và hạt đậu, bởi protein là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Trong thai kỳ, chị em cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ và sử dụng thực phẩm giàu probiotics (cung cấp lợi khuẩn đường tiêu hóa). Probiotics không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón, nâng cao hệ miễn dịch mà còn có lợi cho "vùng kín" của mẹ.
Uống nhiều nước
Cơ thể của con người cũng như hệ miễn dịch cần được cung cấp đủ nước để hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, với người mẹ đang nuôi dưỡng thai nhi trong cơ thể mình, lượng nước có thể cần nhiều hơn người bình thường.
Mẹ bầu không nên dùng cà phê, rượu bia, nước tăng lực, đồ uống có ga… để tránh gây hại cho sức khỏe trong thai kỳ. Ngoài nước lọc, lựa chọn an toàn là nước ép trái cây tươi, sữa.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Biện pháp đơn giản để nâng cao hệ miễn dịch một cách tự nhiên là đảm bảo ngủ ngon, ngủ đủ giấc mỗi đêm. Cơ thể của sản phụ phải hoạt động vất vả hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, người mẹ sẽ cần ngủ nhiều hơn để cơ thể có thời gian hồi phục và chống chọi tốt hơn với mầm bệnh. Nếu các vấn đề như chuột rút, co cơ làm cản trở giấc ngủ của chị em, hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra giải pháp.
Sử dụng vitamin và thực phẩm bổ sung
Nhu cầu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có điều kiện duy trì chế độ ăn uống chuẩn chỉnh. Trong trường hợp đó, bác sỹ sản khoa sẽ yêu cầu chị em sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.
Vitamin C, vitamin D, kẽm, folate, sắt… là một số vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch nói chung và sức khỏe thai kỳ nói riêng. Bạn nên khám thai định kỳ và thực hiện đúng liều lượng bổ sung mà bác sỹ khuyên dùng.
Tiêm vaccine phòng cúm mùa
Cúm mùa (trong đó có cúm A/H1N1) là một trong những bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Người mẹ có nguy cơ gặp biến chứng viêm phế quản, viêm phổi; Trong khi thai nhi dễ sinh non, nhẹ cân.
Vaccine phòng cúm mùa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nặng nề. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng cúm, chị em vẫn có thể tiêm từ 3 tháng giữa thai kỳ hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Trẻ sinh ra cũng sẽ có kháng thể phòng bệnh truyền qua nhau thai và khi bú sữa mẹ, giúp tăng cường đề kháng trong những tháng đầu đời.
Giữ vệ sinh cá nhân
Sau đại dịch COVID-19, hầu hết chúng ta đã quen với các biện pháp phòng bệnh như rửa tay, khử khuẩn, đeo khẩu trang. Phụ nữ mang thai sẽ cần giữ vệ sinh cá nhân cẩn thận hơn, nhất là trong thời tiết giao mùa. Bà bầu được khuyến cáo tránh đi đến những nơi tập trung đông người không cần thiết; Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng; Sử dụng cốc uống nước, dụng cụ cá nhân riêng biệt. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi an toàn.
Bình luận của bạn