Đối tượng bị đe dọa và dễ lây nhiễm vi khuẩn HP nhất là trẻ nhỏ trong gia đình
Khi nào vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày?
Nguyên nhân và dấu hiệu dạ dày chứa vi khuẩn HP dễ gây ung thư
Cảnh báo tình trạng trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP kháng kháng sinh
Tiết lộ sốc: 96,2% trẻ dưới 8 tuổi nhiễm vi khuẩn HP do thói quen của người lớn
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để tồn tại được trong môi trường acid dịch vị dạ dày, vi khuẩn HP đã tiết ra một loại enzym giúp trung hòa môi trường xung quanh vi khuẩn này, đồng thời tiết ra một số độc tố làm phá hủy chất nhầy niêm mạc và gây tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trung bình khoảng 30 – 50% ở những nước phát triển, 70 – 80% ở những nước đang phát triển. Ở Việt Nam, một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP đã lên đến con số đáng báo động, 70% ở thủ đô Hà Nội và 90% ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguy hiểm hơn, các chuyên gia cho rằng, vi khuẩn HP đặc biệt dễ dàng lây nhiễm. Trong đó, đối tượng bị đe dọa và dễ lây nhiễm nhất sẽ là trẻ nhỏ trong gia đình.
Người nhà nhiễm vi khuẩn HP, trẻ em dễ bị lây bệnh
Sai lầm trong thói quen sinh hoạt hàng ngày làm tăng tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP
Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật đã khảo sát 258 gia đình với 696 nhân khẩu từ tháng 10/2017 đến tháng 8/2018 cho thấy, trong đó mỗi gia đình có ít nhất một người bị nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày hoặc đến bệnh viện khám các bệnh liên quan đường tiêu hóa. Kết quả mới được công bố vào tháng 5/2019 cho thấy khi trong nhà có người nhiễm HP thì đến 87% thành viên gia đình bị lây nhiễm.
Các chuyên gia cho rằng trẻ em có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, đặc biệt trong gia đình có người thân mắc HP. Theo GS.TS Nguyễn Duy Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, có bốn con đường lây nhiễm vi khuẩn này, bao gồm: ăn uống thức ăn không chín, không sạch; lây nhiễm qua nước bọt như hôn nhau, mớm cơm, dùng chung bát đũa; qua nội soi hoặc lấy cao răng với dụng cụ chưa được khử khuẩn; môi trường không trong sạch.
“Thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam rất cao”, PGS Thắng cho hay.
Khi lây nhiễm vào cơ thể dù qua bất kỳ con đường lây nhiễm nào thì vi khuẩn HP cũng nhanh chóng xâm nhập vào lớp niêm mạc của dạ dày. Tại đây nó kích thích lớp niêm mạc làm tăng tiết dịch vị acid, làm suy yếu sức đề kháng của chất nhầy, gây cản trở quá trình tiêu hóa và dẫn đến những triệu chứng khó chịu.
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, chậm lớn, nặng hơn trẻ có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ung thư.
Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình
Khi đã biết rõ về các con đường lây nhiễm, những khó khăn trong việc điều trị cũng như tác hại của HP với sức khỏe của trẻ, các bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần có ý thức điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang con, đồng thời với trẻ đã nhiễm HP cần có biện pháp kiểm soát tốt HP cho trẻ, thông qua đó giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong đó có ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành.
Nếu trong gia đình có thành viên bị nhiễm vi khuẩn HP, các bố mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn này sang con bằng các biện pháp cụ thể như: Cho trẻ ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng; Không dùng chung dụng cụ ăn uống, dùng chung nước chấm; Bỏ thói quen bón, nhai thức ăn cho trẻ nhỏ bằng miệng, không nên hôn trẻ nếu có nghi ngờ mình bị có vi khuẩn HP; Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân; Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống hay sau khi đi vệ sinh…
Ngoài ra, cần đảm bảo sử dụng thuốc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ. Phác đồ điều trị HP thường bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh cùng 1 loại thuốc ức chế acid dạ dày. Để tăng cường hiệu quả của các phác đồ điều trị kháng sinh, mới đây, nhà khoa học người Đức – PGS.TS Christine Lang đã tìm ra và phân lập thành công một chủng lợi khuẩn có tên thương mại là Pylopass. Nhờ cấu trúc đặc biệt, Pylopass có khả năng nhận biết bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Vì vậy, kết hợp Pylopass với phác đồ điều trị kháng sinh sẽ giúp tăng hiệu quả các phác đồ điều trị, giảm thiểu khả năng kháng thuốc cũng như tiêu diệt được các chủng vi khuẩn HP kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh sử dụng Pylopass đơn độc cũng có khả năng giảm dần số lượng vi khuẩn HP về mức không còn khả năng gây bệnh.
Cuối cùng, sau khi đã điều trị diệt trừ HP thành công, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý các biện pháp giúp ngăn ngừa tái nhiễm HP. Các nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh tác dụng bảo vệ lên đến 6 tháng sau khi sử dụng đủ một phác đồ 2 tháng uống Pylopass.
Nguyên Hương H+
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN.
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Bình luận của bạn