Não bộ cũng có thể sản sinh ra đường
Vì sao đồ uống chứa đường fructose kích thích sự thèm ăn?
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn trái cây nào?
Ăn 6 loại thực phẩm này, khỏi lo đường ruột yếu
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn trái cây nào?
Fructose được biết đến là có thể gây ra những ảnh hưởng chết người với cơ thể, làm tăng nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim mạch. Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng, nó đi vào cơ thể qua các loại thực phẩm nhất định như thực phẩm “rác”, thực phẩm chế biến sẵn…
Đường fructose được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy bản thân não bộ cũng sản xuất ra một lượng đường đáng kể. Theo đó, não có thể chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng riêng của nó thành fructose.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành quét não của 8 người khỏe mạnh khi họ được nhận được glucose thông qua IV drip (một dạng vitamin đặc biệt có tác dụng duy trì sức khỏe và khả năng hô hấp). Sau đó, họ tiến hành đo được nồng độ đường trong não bộ. Chỉ sau 10 phút, họ ghi nhận sự gia tăng nồng độ glucose trong não bộ của các ứng viên. Cùng với đó, nồng độ fructose trong não cũng tăng lên.
Họ tin rằng sự gia tăng fructose là do phản ứng trong não được gọi là “lộ trình polyol”. Con đường này chuyển đổi glucose – nguồn năng lượng của cơ thể thành một loại đường khác được gọi là sorbitol, từ đó chuyển đổi thành fructose.
Theo bác sỹ Janice Hwang: "Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy rằng fructose có thể được sản xuất trong não người.”
Fructose thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tạo ngọt và tăng thời gian bảo quản. Theo các nhà khoa học, nguồn fructose nhân tạo có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong khi đó, đường fructose có ở dạng tự nhiên có mặt trong trái cây, rau quả là nguồn chất ngọt lành mạnh.
Bình luận của bạn