4 dưỡng chất cần thiết cho não bộ khỏe mạnh

Sử dụng thực phẩm bổ sung đúng liều lượng hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ

Cà phê ảnh hưởng thế nào tới não bộ và cơ thể bạn?

Bí quyết giúp não bộ trẻ trung, minh mẫn

Bạn có nguy cơ bị suy thoái não bộ không?

Đường ăn kiêng có thực sự lành mạnh?

Vitamin B12

Các vấn đề về suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tuổi trung niên. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như Alzheimer.

Vitamin nhóm B góp phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh, giúp các tế bào não trao đổi và liên kết với nhau. Vì thế, chúng là một trong những nhóm vi chất cần thiết với sức khỏe bộ não. Đặc biệt, tình trạng thiếu vitamin B12 có thể tác động đến chức năng nhận thức như: Lú lẫn, trí nhớ kém.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở người thiếu hụt vitamin B12, sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B12 giúp cải thiện các triệu chứng suy giảm nhận thức (khả năng tập trung, ghi nhớ). Vi chất này có nhiều trong gan động vật, cá, thịt bò… Vì thế, người ăn chay, người mắc bệnh lý tiêu hóa có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12.

Vitamin D

Vitamin D và B12 góp phần cải thiện sức khỏe não bộ ở người thiếu hụt 2 vi chất này

Vitamin D và B12 góp phần cải thiện sức khỏe não bộ ở người thiếu hụt 2 vi chất này

Vitamin D là yếu tố quyết định quá trình tiết hormone của cơ thể, trong đó có một số chất dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào não. Cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể đối mặt với nguy cơ suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và Alzheimer.

Phần lớn vitamin D được hấp thụ vào cơ thể khi da của chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, người cao tuổi có khả năng hấp thụ kém, lại thường dành nhiều thời gian trong nhà (đặc biệt trong mùa Đông).

Để bảo vệ trí não, bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sỹ, liều dùng phù hợp với thể trạng, tránh để vitamin D tương tác với các loại thuốc khác.

Vitamin E

Vitamin E có khả năng hỗ trợ chống oxy hóa và quan trọng với khả năng ghi nhớ

Vitamin E có khả năng hỗ trợ chống oxy hóa và quan trọng với khả năng ghi nhớ

Các phản ứng của cơ thể có thể sinh ra nhiều nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử âm được gọi là gốc tự do (free radical). Gốc tự do cũng có thể được sinh ra từ các yếu tố bên ngoài như căng thẳng tâm lý (stress), thuốc lá, bia rượu, ô nhiễm, chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ... Y học hiện đại đưa ra giả thuyết, theo thời gian, các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây lão hóa và suy giảm chức năng nhận thức.

Để chống lại tác động của gốc tự do, bạn cần các chất chống oxy hóa như vitamin E. Một số nghiên cứu chỉ ra, người có nồng độ vitamin E trong máu cao cũng có chức năng nhận thức hoạt động tốt hơn.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu vitamin E với người trưởng thành là 12mg/ngày. Vitamin E tan trong chất béo, vì thế, chế độ ăn của bạn cần có một số chất béo lành mạnh để cơ thể hấp thu vitamin E tốt hơn.

Acid béo omega-3

Omega-3, đặc biệt là 2 dạng EPA và DHA, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe não bộ. Thiếu hụt 2 acid béo này đều có liên quan đến các chứng rối loạn suy giảm nhận thức. Nguyên nhân là EPA và DHA giúp chống lại phản ứng viêm ở não bộ và củng cố liên kết thần kinh giữa các tế bào não.

 

Việc sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B12, D, E… đem lại hiệu quả tốt nhất với người đang thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng này. Để bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ, bạn cần sớm xây dựng lối sống lành mạnh về cả dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và quản lý stress. Người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung.

Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng