Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi có thể do thiếu calci
4 dấu hiệu cảnh báo thiếu calci bạn không ngờ tới
Thiếu calci ảnh hưởng đến tình dục như thế nào?
Nhận diện thiếu chất qua biểu hiện trên khuôn mặt
Người Việt đang có những bữa ăn quan trọng thiếu cân bằng?
Vì sao có nhiều trẻ bị thiếu calci?
Theo tiến sỹ, bác sỹ Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Trẻ thiếu calci có thể gây hậu quả tương đối nặng nề như gây mất calci từ xương khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc về đêm, nếu nặng có thể khó thở, co cứng toàn thân, mặt tím tái, thở nhanh. Trẻ từ 1 - 11 tháng tuổi có thể đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, chậm vận động, chậm phát triển chiều cao. Lớn dần, nếu vẫn thiếu calci, trẻ có thể bị chân vòng kiềng, lồng ngực nhỏ, chậm phát triển chiều cao".
Tiến sỹ Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về vấn đề thiếu calci ở trẻ
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị thiếu calci là do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ ăn dặm quá sớm hoặc ăn dặm không đúng cách, thức ăn cung cấp cho trẻ không đa dạng hoặc lựa chọn thực phẩm chưa phù hợp, calci không được cung cấp đầy đủ và liên tục... đều là những nguyên nhân gây thiếu calci ở trẻ.
Nhiều người thường nghĩ rằng ăn nhiều là đủ calci, tuy nhiên trên thực tế là bữa ăn của người Việt hiện nay đã đầy đủ hơn so với trước nhưng vẫn thiếu cân đối các vi chất dinh dưỡng. Bữa ăn hiện nay thường cung cấp quá nhiều protein (đạm), điều này dẫn đến việc kém hấp thu calci. Theo các nhà khoa học, khi chuyển hóa 1gr protein, cơ thể sẽ mất đi 1mg calci qua nước tiểu.
Ngoài ra, calci có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, cam quýt, hải sản, tôm cá nhỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu calci của trẻ. Vì vậy mẹ cần phải lưu ý bổ sung thêm lượng còn thiếu để trẻ có đủ calci mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu calci mẹ nên cho trẻ ăn
Bổ sung calci đúng cách cho con như thế nào?
Theo các chuyên gia, để bổ sung calci đúng cách cho con, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn chế phẩm calci dễ hấp thu, phù hợp để sử dụng hàng ngày: Hiện có 2 dạng sản phẩm bổ sung calci đó là calci tự nhiên và calci tổng hợp. Calci có trong tự nhiên như trứng, sữa, tảo biển, rau xanh.... thường dễ hấp thu và không gây lắng cặn calci trong cơ thể. Trong khi đó calci tổng hợp thường khó uống, khó hấp thu. Nếu lượng calci tổng hợp dư thừa trong cơ thể, có thể gây sỏi thận, táo bón hoặc vôi hóa thành mạch.
Aquamin là nguồn khoáng sản từ tảo Red Algae
- Chọn chế phẩm calci có bổ sung thêm vitamin D3 và vitamin K2. Vitamin D3 giúp tăng hấp thu calci từ dạ dày, ruột, tá tràng vào máu. Nó cũng giúp tăng lượng protein tạo xương osteocalcin. Vitamin K2 giúp gắn calci vào xương, từ đó giúp xây dựng và phát triển khung xương hiệu quả. Ngoài ra, vitamin K2 còn giúp giảm lắng đọng calci ở thành mạch.
- Uống nhiều nước khi bổ sung calci.
- Khi uống bổ sung calci cần kết hợp với vận động, tắm nắng, ngủ đủ giấc.
Lựa chọn sản phẩm bổ sung calci nào phù hợp cho trẻ?
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung calci cho con, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng calci nguyên tố phù hợp với khuyến cáo, có nguồn gốc tự nhiên và hấp thu tốt. Điển hình như sản phẩm có chứa Aquamin là nguồn khoáng sản tự nhiên từ tảo biển đỏ chứa nhiều calci, magne và nhiều khoáng chất vi lượng khác.
Aquamin là nguồn khoáng sản từ tảo Red Algae Lithothamnion. Đây là nguồn calci tự nhiên có chứa hàm lượng calci nguyên tố cao. Nó có cấu trúc xốp nên dễ hấp thu hơn các loại calci thông thường.
Ngoài ra, trẻ rất sợ uống thuốc nên cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm có dạng bào chế tiện dụng với trẻ, như ở dạng nhai (giống kẹo), có mùi vị hoa quả thơm ngon.
Bình luận của bạn