Bổ sung kẽm giúp kiểm soát đái tháo đường type 2 hiệu quả hơn?

Vẫn cần thêm nghiên cứu về mối liên hệ giữa tình trạng thiếu kẽm và bệnh đái tháo đường

Gợi ý 7 món ăn nhẹ lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường

Đường huyết 6,5mmol/L có phải đã bị tiền đái tháo đường không?

Đường huyết tăng cao: Nên uống sữa gì, ăn kiêng gì để giảm?

Mắc đái tháo đường 5 năm, đường huyết 9mmol/L có tốt không?

Bổ sung kẽm có lợi cho người bệnh đái tháo đường type 2?

Đã có một số bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt kẽm và sự tiến triển bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng bổ sung kẽm có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, cũng như giúp người đã mắc bệnh kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc bổ sung kẽm ở lượng vừa phải có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tới 13%.

Nhiều người bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng bị thiếu hụt kẽm

Nhiều người bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng bị thiếu hụt kẽm

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị thiếu hụt kẽm cao hơn so với những người không mắc bệnh. Họ cũng chỉ ra tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết có thể dẫn tới nồng độ kẽm trong cơ thể thấp hơn. Tương tự như vậy, một nghiên cứu năm 2021 cũng chỉ ra rằng nồng độ kẽm thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang không kiểm soát đường huyết tốt.

Những nghiên cứu trên cho thấy việc bổ sung kẽm có thể giúp ích trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn. Các nhà khoa học cho rằng đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của kẽm có thể là nguyên nhân.

Bạn có thể bổ sung kẽm từ đâu?

 

Trong trường hợp bị thiếu hụt kẽm, bạn có thể bổ sung thêm dưỡng chất này từ các thực phẩm như: Thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản (như hàu, cua và tôm hùm), các loại đậu, các loại hạt và quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa…

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng có thể trao đổi với bác sỹ nếu có ý định bổ sung kẽm từ các sản phẩm thực phẩm chức năng. Bổ sung kẽm quá mức có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như kích ứng dạ dày, buồn nôn/nôn mửa, xuất huyết dạ dày… do đó bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ để biết được liều bổ sung phù hợp với mình.

Một vài lưu ý khác để kiểm soát bệnh đái tháo đường

Để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 một cách hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Điều này có thể bao gồm việc tập thể dục đều đặn, thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thói quen hút thuốc lá và chú ý kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống.

Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết