Nên bổ sung vi chất trước thời kỳ có thai và trong suốt quá trình mang thai
Vi chất dinh dưỡng: Cần ít nhưng phải đủ
Đảm bảo hiệu quả "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" năm 2015
Tỷ lệ thiếu hụt vi chất ở trẻ em Việt Nam còn rất cao
Việt Nam đi đầu trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng
Làm gì để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai
Tại sao nên bổ sung sắt và acid folic ngay từ khi có ý định có thai?
Khi thiếu hai loại vi chất này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ ngay cả khi còn trong bào thai.
Sắt là yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt tăng lên rất cao so với bình thường (6 lần), bởi vì lượng máu của thai phụ tăng khoảng 1,5 lần nhằm tăng sự cung cấp năng lượng cho người mẹ và các dưỡng chất để nuôi thai nhi. Do vậy, lượng dự trữ sắt có sẵn hoặc từ chế độ ăn thông thường rất khó cung cấp đủ và gây nên thiếu hụt sắt trong giai đoạn mang thai.
Thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như: Tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng, sẩy thai, tăng cân không đủ trong thai kỳ, xanh xao, mệt mỏi, bào thai kém phát triển, tăng biến chứng hậu sản như băng huyết sau khi sinh. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị thiếu sắt sẽ dễ bị thiếu máu thiếu sắt trong những năm đầu đời, cân nặng lúc sinh thấp, dễ bị nhiễm trùng, kém phát triển về thể lực và trí lực, chỉ số thông minh (IQ) thấp... Do vậy, bổ sung thường xuyên sắt mỗi ngày cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ dự định mang thai sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đủ lượng dự trữ sắt cần thiết để bước vào giai đoạn mang thai.
Bổ sung cả bằng các loại thực phẩm chứa sắt và acid folic
Acid folic (vitamin B9) thuộc nhóm vitamin B. Ngoài vai trò là chất cần thiết trong quá trình tạo máu, acid folic còn giúp cho quá trình phân chia tế bào xảy ra bình thường, từ đó đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Chính vì vậy, nếu người mẹ bị thiếu acid folic trong giai đoạn thụ thai hoặc trong những ngày đầu mang thai, thì đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh mà việc bổ sung sau đó không còn tác dụng nữa. Dị tật ống thần kinh là loại dị tật bẩm sinh nghiêm trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, thường được biểu hiện như hở ống tủy sống, thai vô sọ, chẻ đôi đốt sống...
Do vậy, bổ sung acid folic ngay khi có ý định có thai là một trong những điều quan trọng nhất mà người phụ nữ nên làm để bảo vệ đứa con của mình tránh dị tật bẩm sinh. Đối với phụ nữ dự định có thai, nhiều nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy bổ sung acid folic đầy đủ mỗi ngày có thể giảm được từ 50% đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.
Bổ sung sắt và acid folic thế nào là phù hợp?
Sắt là một loại vi chất duy nhất mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên bổ sung ở dạng thuốc cho tất cả các bà mẹ đang mang thai, bởi vì phụ nữ mang thai có thể thiếu sắt chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng từ 30% - 50%). Đối với người bình thường, chỉ ăn, uống đủ chất có thể đảm bảo đủ chất sắt nhưng với bà bầu nhu cầu sắt tăng cao hơn rất nhiều, do vậy cần được bổ sung bằng đường uống khoảng từ 30 - 60mg sắt hàng ngày từ khi có thai cho đến hết thai kỳ.
Sắt có nhiều trong hàu, thịt gia súc, gia cầm, rau có lá xanh thẫm, hạt nguyên hột, bột đậu để cung cấp lượng sắt nhiều hơn. Tuy nhiên sắt từ thực phẩm được cơ thể hấp thu rất kém.
Rau xanh chứa nhiều acid folic
Ở người trưởng thành, nhu cầu acid folic trung bình là 3mcg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, tức vào khoảng từ 180 - 200mcg/ngày. Đối với phụ nữ đang mang thai thì nhu cầu đó tăng cao hơn rất nhiều (khoảng 400mcg/ ngày). Vì vậy, khi phụ nữ có dự định mang bầu cần được bổ sung acid folic trước đó khoảng 3 tháng, tối thiểu cũng phải được 1 tháng. Tốt nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì mỗi ngày uống khoảng 400mcg acid folic, thời gian sau đó mỗi ngày bổ sung khoảng 200mcg.
Acid folic có nhiều trong gan thận động vật, rau lá xanh, các loại đậu, ngũ cốc, cam, cà chua,… Nhưng bạn cũng cần lưu ý acid folic rất dễ bị phân hủy khi chế biến và đun nấu.
Để cung cấp sắt và acid folic cho cơ thể, khẩu phần ăn nên đa dạng chứa cả thịt và rau xanh, nước trái cây hoặc vitamin C cũng góp phần tăng hấp thu sắt. Đối với những đối tượng có nhu cầu sắt cao như chị em phụ nữ khẩu phần ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, nên cần thường xuyên bổ sung viên sắt, đặc biệt là phụ nữ có thai và phụ nữ dự định có thai nên bắt đầu uống bổ sung viên sắt, acid folic mỗi ngày từ 3 - 6 tháng truớc khi có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.
Bình luận của bạn