Làm thế nào để giúp trẻ phát triển nhận thức lành mạnh về ngoại hình?

"Body image" là cảm nhận của bản thân về cơ thể, bao gồm chiều cao, dáng vẻ và cân nặng

Thấy mình xấu xí không phải là cái tội - nó là một căn bệnh

Hơn 90% phụ nữ trẻ không hài lòng về ngoại hình

Ngoại hình tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Thèm khát phẫu thuật thẩm mỹ tố cáo bạn mắc căn bệnh này

Những bí mật về ngoại hình bé theo luật di truyền

Thuật ngữ "body image" trong tiếng Anh được hiểu là hình ảnh cơ thể, muốn nói đến cảm nhận và quan điểm cá nhân về ngoại hình của bản thân. Đây là khái niệm tâm lý xã hội quan trọng, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi người về cơ thể của chính mình.   

Các yếu tố ảnh hưởng đến "body image" của trẻ 

Một cuộc khảo sát năm 2016 đã cho thấy trẻ em bắt đầu có biểu hiện áp lực xã hội về ngoại hình ngay từ khi mới 3 tuổi. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến body image của trẻ đến từ thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hay từ bạn bè đồng trang lứa. 

Đối với các bé gái, dậy thì sớm là yếu tố nguy cơ gây rối loạn hình ảnh cơ thể (body image), rối loạn ăn uống và khó khăn về tâm lý

Đối với các bé gái, dậy thì sớm là yếu tố nguy cơ gây rối loạn hình ảnh cơ thể (body image), rối loạn ăn uống và khó khăn về tâm lý

Suy nghĩ và cảm nhận về ngoại hình của thanh thiếu niên thường bị tác động không nhỏ bởi bạn bè đồng trang lứa. Đây là điều đáng lo ngại vì sự so sánh có thể dẫn đến mức độ không hài lòng về cơ thể cao hơn. Đặc biệt, tác động này thậm chí còn lớn hơn thông qua sử dụng mạng xã hội. 

Làm thế nào để giúp trẻ nâng cao nhận thức và cảm nhận về hình ảnh cơ thể của bản thân?

Trẻ em có thể hiểu sai về cơ thể của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có nhiều cách để chống lại những áp lực này. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ phát triển nhận thức tích cực về hình ảnh cơ thể:

Chú ý đến cách trẻ tương tác với mạng xã hội

Tác động của mạng xã hội lên hình ảnh cơ thể là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển. Một nghiên cứu do TS. Leslie Heinberg, khoa Tâm thần học và Tâm lý học, phòng khám Cleverland, Mỹ, thực hiện đã phát hiện ra rằng nữ sinh ở lứa tuổi đại học cảm thấy áp lực phải sở hữu cơ thể mảnh mai hơn từ những gì họ thấy trên các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội.

Một nghiên cứu vào năm 2022 cũng đưa ra phát hiện tương tự: Sự so sánh có thể khiến các cô gái tuổi vị thành niên nói riêng cảm thấy không thỏa mãn về cách họ nhìn nhận bản thân mình.

“Khi chụp ảnh tự sướng, một người có thể nháy tới 15, 30 hoặc thậm chí 40 bức hình rồi chọn ra một bức duy nhất mà họ cảm thấy hài lòng và sử dụng một số bộ lọc để chỉnh sửa hình ảnh. Sau đó, nhiều người khác nhìn vào tấm ảnh ấy và bắt đầu hình thành suy nghĩ so sánh. Điều này đang làm tăng lên những kỳ vọng không thực tế",  TS. Heinberg cho hay.

Một cách để ngăn chặn vấn đề này là hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội của trẻ. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay đó là một phần trong cuộc sống của trẻ vị thành niên. Vì vậy, điều quan trọng là cần nói chuyện trực tiếp với trẻ, giúp trẻ xây dựng nhận thức đúng đắn về những gì chúng đang tiếp xúc trên mạng xã hội.

TS. Heinberg cho biết, điều cơ bản nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp con mình có nhận thức tích cực về "body image" là tạo ra một không gian lành mạnh trong gia đình, nơi mà không ai bị phán xét về ngoại hình. Đồng thời, cần giải thích cho trẻ hiểu về các hình ảnh và thông điệp truyền tải trên phương tiện truyền thông, chẳng hạn như cách công nghệ kỹ thuật số hay trang điểm tác động đến ngoại hình, để giúp trẻ không đặt ra những tiêu chuẩn phi thực tế cho bản thân.

Cha mẹ và con nên dành thời gian xem TV, dùng mạng xã hội cùng nhau để giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về hình ảnh cơ thê (body image) khi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông

Cha mẹ và con nên dành thời gian xem TV, dùng mạng xã hội cùng nhau để giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về hình ảnh cơ thê (body image) khi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông

Đừng quá chú trọng đến ngoại hình

Hãy chú ý hơn đến những lời đánh giá về ngoại hình vì đôi khi, ngay cả những nhận xét nhỏ nhất cũng có thể tạo nên sự khác biệt trong cách trẻ suy nghĩ và cảm nhận về bản thân. Đặc biệt, đừng chỉ dành lời khen về ngoại hình cho con để họ hiểu rằng ngoại hình chỉ là một phần trong con người họ.

Thay vào đó, hãy cố gắng ưu tiên động viên trẻ nâng cao sức khỏe và thể lực, chẳng hạn như thông qua việc khích lệ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Quan trọng hơn cả, hãy hướng trẻ tập trung phát triển những đức tính tốt như sự tử tế hoặc chăm chỉ, thay vì chỉ chú tâm đến những đặc điểm liên quan đến ngoại hình hay trọng lượng cơ thể.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đừng tự chê bai hay cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Vì việc trẻ vô tình nghe được các bậc phụ huynh tự phàn nàn về vẻ ngoài có thể khiến chúng củng cố niềm tin về một tiêu chuẩn cái đẹp nhất định. 

"Body image" là một chủ đề quan trọng mà cha mẹ cần thảo luận với con từ sớm và trong suốt quá trình khi con lớn lên. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy cố gắng trở thành hình mẫu để con học cách xây dựng một nhận thức tích cực về ngoại hình. Hỗ trợ con tự nhìn nhận cơ thể một cách hài hòa, khách quan, tập trung vào việc phát triển bản thân một cách lành mạnh mà không so sánh với người khác hay tự đặt áp lực không cần thiết.  

 

    

Trang Hương (Theo Cleverland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp