Thèm khát phẫu thuật thẩm mỹ tố cáo bạn mắc căn bệnh này

Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những dấu hiệu mặc cảm về ngoại hình

Thấy mình xấu xí không phải là cái tội - nó là một căn bệnh

Nghiện smartphone có thể teo cơ ngón tay

Video: Nghiện smartphone gây hại như thế nào?

Đừng để con cô độc ngay trong tổ ấm của mình vì bố mẹ nghiện smartphone

Năm 1891 khái niệm mặc cảm ngoại hình lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu của nhà nghiên cứu Morselli với cái tên Dysmorphophobia. Gần 100 năm sau đó, vào năm 1987, hội chứng mặc cảm ngoại hình được chính thức công nhận bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ và cuối cùng đã được ghi nhận là một rối loạn tâm lý trong DSM-IV trong năm 1997

Mặc cảm ngoại hình - Body Dysmorphic Disorder (BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, khi đó người bệnh luôn cảm thấy bất mãn về ngoại hình, mặc dù người khác thấy họ hoàn toàn bình thường. Có thể nói, hội chứng này hoàn toàn có thể hủy hoại cuộc sống của một người nhưng tiếc thay rất nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về về nó.

Mặc cảm ngoại hình thường bắt đầu vào lứa tuổi teen với độ tuổi trung bình 16 - 17, đây được coi là thời điểm con người nhạy cảm nhất với các đánh giá ngoại hình. Tuy nhiên, rất nhiều người trưởng thành và cao tuổi vẫn bị mắc hội chứng này khi họ quá lo âu về quá trình lão hóa, tuổi tác. Mặc dù gây trở ngại lớn nhưng người bệnh thường chịu đựng trong nhiều năm trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, lý giải điều này nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ sự xấu hổ nếu phải thừa nhận mắc hội chứng.

Infographic dưới đây sẽ cho bạn biết những triệu chứng của hội chứng mặc cảm ngoại hình để có thể phát hiện kịp thời hội chứng nguy hiểm này: 

*Hiệu ứng yoyo: Là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và ít calori. Thông thường, khi lượng calorie hấp thụ vào cơ thể quá thấp so với bình thường, cơ thể sẽ lập tức điều chỉnh về trạng thái nghỉ ngơi và tiêu hao rất ít năng lượng. Điều này khiến cho lượng calorie hấp thụ mặc dù không nhiều nhưng vẫn bị dư thừa. Lúc này cảm giác đói và nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên đột biến, khiến cho khả năng hấp thụ chất béo của các mô cơ đồng loạt tăng cao như một cách dự trữ về lâu dài. Hậu quả là lượng đường trong máu và cân nặng của người ăn kiêng tuy giảm xuống nhanh, nhưng sau đó còn tăng cao hơn cả mức ban đầu.

Người ta thường thấy bộ phận nào xấu xí nhất trên cơ thể?

Một nghiên cứu trên hơn 500 bệnh nhân của Katharine Philips trình bày những phần, trạng thái thái cơ thể sau thường bị ám ảnh, một người có thể đồng thời có vài mặc cảm trên cơ thể:

Da (73%); Tóc (56%); Mũi (37%); Trọng lượng (22%); Bụng (22%); Ngực/núm vú (21%); Mắt (20%); Đùi (20%); Hàm răng (20%); Chân (Toàn bộ) (18%); Vóc dáng/cấu trúc xương (16%); Khuôn mặt xấu (không đi vào từng chi tiết của khuôn mặt) (14%); Đường nét và kích thước khuôn mặt (12%); Môi (12%); Mông (12%); Cằm (11%); Lông mày (11%); Hông (11%); Tai (9%); Cánh tay/cổ tay (9%); Eo (9%); Cơ quan sinh dục ngoài (8%); Má/Xương gò má (8%); Bắp chân (8%); Chiều cao (7%); Hình dạng và kích thước đầu (6%); Trán (6%); Bàn chân (6%); Bàn tay (6%); Quai hàm (6%); Miệng (6%); Lưng (6%); Ngón tay (5%); Cổ (5%); Vai (3%); Đầu gối (3%); Ngón chân (3%); Mắt cá chân (2%); Cơ mặt (1%).
Nếu không may mắc phải Hội chứng mặc cảm ngoại hình, bạn phải tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ. Các chuyên gia sẽ sử dụng một số biện pháp như liệu pháp nhận thức hành vi - giúp bệnh nhân giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, hoặc áp dụng thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình trạng.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh