Nội soi dạ dày là bước cơ bản giúp các bác sĩ xác định và phát hiện sớm tình trạng ung thư dạ dày.
Thuốc điều trị đái tháo đường có hại dạ dày không?
Podcast: Thật hư thông tin uống nước chanh buổi sáng hại dạ dày
Trà thảo dược – Giải pháp tự nhiên giúp giảm trào ngược acid dạ dày
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc Strychnin từ "thuốc" bột chữa đau dạ dày
Ung thư dạ dày vốn là một căn bệnh diễn tiến âm thầm, thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển và di căn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Tiến sĩ Mohamed Tausif Siddiqui, chuyên gia về tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng tại Cleveland Clinic (Mỹ), đã chỉ ra một bước ngoặt quan trọng. Theo đó, những tiến bộ trong các công cụ thăm dò đường tiêu hóa trên đã cho phép bác sĩ quan sát dạ dày một cách rõ nét, phát hiện cả những khối u nhỏ mà trước đây khó lòng nhận diện.
Tiến sĩ Siddiqui cho biết, các ống nội soi thế hệ mới, với thiết kế mỏng và camera độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về đường tiêu hóa trên. Camera này có khả năng phóng to các vùng nghi ngờ trong dạ dày, hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện sớm các tổn thương.
Để chứng minh cho những kết luận này, Tiến sĩ Siddiqui và cộng sự đã tiến hành phân tích dữ liệu từ cơ sở dữ liệu SEER-22 của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ. Kết quả cho thấy, từ năm 2004 đến 2021, tỷ lệ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu đã tăng từ 1,94 lên 2,97 trên 100.000 người. Ngược lại, tỷ lệ phát hiện ung thư giai đoạn muộn đã giảm đáng kể, từ 2,55 trên 100.000 người năm 2004 xuống còn 2,35 trên 100.000 người vào năm 2021.
Mặc dù vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ vẫn dự đoán sẽ có khoảng 26.500 ca ung thư dạ dày mới và hơn 10.800 ca tử vong tại Mỹ trong năm 2025. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Cleveland Clinic cũng chỉ ra một đáng lo ngại là ngày càng có nhiều ca ung thư dạ dày được chẩn đoán ở những người dưới 50 tuổi.

Nội soi dạ dày phát hiện ung thư nhờ khả năng tìm kiếm, xác định chính xác đặc điểm tổn thương.
Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Theo Tiến sĩ Siddiqui, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), tiền sử gia đình mắc bệnh và tiền sử hút thuốc lá. Nhiễm H. pylori gây viêm dạ dày và đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng.
Các dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày có thể bao gồm:
- Trào ngược acid không đáp ứng với thuốc ức chế acid.
- Khó chịu ở bụng và ợ hơi nhiều sau khi ăn.
- Co thắt dạ dày.
- Đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Thiếu máu.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những phát hiện mới về việc phát hiện sớm ung thư dạ dày sẽ dẫn đến việc xây dựng các hướng dẫn sàng lọc bệnh này, tương tự như các khuyến nghị hiện có đối với Ung thư đại tràng.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, khi khối u còn khu trú ở lớp niêm mạc, thường có thể được điều trị hiệu quả bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, ở các giai đoạn tiến triển hơn, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày thường là cần thiết.
Tiến sĩ Yoon cho biết tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư dạ dày nói chung là khoảng 36%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên đáng kể, đạt 77%, ở những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm hoặc khi ung thư còn khu trú.
Tiến sĩ Michael Gibson nhấn mạnh rằng việc ngày càng phát hiện sớm ung thư dạ dày là một tín hiệu tích cực, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
Bình luận của bạn