Đồ uống nếu không sử dụng đúng cách có thể khiến cơ thể béo phì, đái tháo đường và nhiều bệnh nguy hiểm
Tự chế sinh tố tăng lực giúp cả ngày mua sắm không mệt mỏi
Đánh răng, súc miệng nhiều dễ bị béo phì?
Béo phì vì vừa ăn, vừa lướt Facebook
Béo phì dù có tập thể dục vẫn chết sớm
Nếu ước muốn của bạn là một vòng eo thon gọn và cân nặng chuẩn mực, thì bạn không nên "làm bạn" với nước ép trái cây. 350ml nước ép trái cây (1,5 cốc) tuy chỉ cung cấp khoảng 150 - 230 calorie nhưng lại có hàm lượng đường cao và ít chất xơ. Điều đó gây ra một số rủi ro cho sức khoẻ, bao gồm: Rối loạn lượng đường trong máu, bào mòn và làm sâu răng, hạn chế tuần hoàn máu lên răng, rối loạn độ pH trong dạ dày, chán ăn...
Uống nước trái cây an toàn: Chỉ nên dùng nước ép trái cây tươi 1 cốc nhỏ mỗi ngày; Không uống nước ép thay thế các bữa ăn trong ngày; Nếu bạn đang theo một kế hoạch detox bằng hoa quả, hãy chỉ thực hiện nó trong thời gian nhất định và quan sát cơ thể thật kỹ, để tránh những rủi ro không đáng có.
2. Thức uống protein
Nước uống protein cung cấp lượng đạm và calorie khá lớn làm bạn nhanh no và có thể bỏ qua các bữa ăn trong ngày. Điều này rất nguy hiểm, vì ngoài protein, cơ thể cần các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo hoạt động được bình thường.
Sử dụng nước uống protein an toàn: Bạn có thể nạp protein từ thực phẩm tự nhiên (thịt, trứng, sữa, đậu...) mà không cần tới đồ uống bổ sung protein trừ khi bạn là vận động viên thể thao cần lượng protein nhiều hơn người bình thường; Nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung protein từ các loại thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bổ sung có sẵn trên thị trường.
3. Nước chanh
Sẽ không có vấn đề gì khi bạn uống 1 ly nước chanh nguyên chất không cho thêm đường hay phụ gia nào. Tuy nhiên, vì độ chua của chanh nên nhiều người có xu hướng thêm đường hoặc các chất tạo ngọt nhân tạo có hại cho sức khoẻ.
Uống nước chanh an toàn: Chỉ nên uống nước chanh tươi, không cho thêm bất cứ loại đường nào; Uống sau khi ăn no; Người bị dạ dày không nên uống nước chanh.
4. Các loại trà đóng chai/lon/hộp (ngoại trừ trà có ghi nhãn sugar-free)
Để tiết kiệm thời gian, các loại trà uống liền là sự lựa chọn của nhiều người bận rộn. Tuy nhiên, theo Elizabeth Somer - chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ cho hay: "Hầu hết các loại trà đóng chai trên thị trường có lượng đường tương đương với soda và không chứa nhiều dưỡng chất lành mạnh có lợi cho sức khoẻ".
Uống trà an toàn: Tự pha trà ở nhà, không cho thêm đường hoặc chỉ cho thêm mật ong, vài lát chanh, gừng hay các loại thảo mộc ưa thích.
5. Cà phê đá xay
Một tách cà phê cung cấp hàm lượng calorie thấp nhưng khi kết hợp với đường, sữa, kem, siro... nó sẽ biến thành loại đồ uống calorie đậm đặc. Uống 1 ly cà phê đá xay có thể nạp tới 520 calorie, 23gr chất béo và 69gr đường.
Uống cà phê an toàn: Nên uống cà phê nguyên chất, không cho thêm sữa, kem hay siro.
6. Nước tăng lực
Nước tăng lực chứa rất nhiều caffeine có thể tăng cường sự tỉnh táo. Tuy nhiên, tác dụng phụ liên quan tới caffeine bao gồm: Căng thẳng, bồn chồn, mất ngủ, tăng nhịp tim và đau bụng...
Uống nước tăng lực an toàn: Không nên uống nhiều hơn 2 lon nước tăng lực mỗi ngày; Trước khi tìm tới những loại nước tăng lực, tốt nhất là nên duy trì lối sống lành mạnh, tiêu thụ nhiều rau củ quả, tập thể dục hàng ngày, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, sử dụng TPCN... điều này sẽ giúp bạn duy trì mức năng lượng mà không cần bất kỳ loại caffeine hay thức uống năng lượng nào.
7. Nước uống thể thao
Mặc dù nước uống thể thao cung cấp lượng lớn carbohydrate, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể giữ nước, tăng sức chịu đựng, bền bỉ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một vận động viên thì sự thừa thãi năng lượng từ các loại nước uống này có thể khiến bạn béo phì không hãm được.
Sử dụng nước uống thể thao đúng cách: Chỉ nên sử dụng khi bạn là vận động viên thể thao hay phải hoạt động chân tay quá nhiều trong ngày.
8. Soda
Soda là một loại nước uống được nhiều người ưa thích nhưng việc sử dụng thức uống này thường xuyên sẽ trở thành con dao hai lưỡi đối với sức khoẻ: Soda có acid bào mòn men răng và vách ngăn dạ dày, soda có thể gây loạn nhịp tim, béo phì, đái tháo đường...
Bình luận của bạn