- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp nên chọn ăn theo chế độ ăn DASH
Bị đái tháo đường type 2: Nên tập thể dục thế nào để giảm đường huyết?
Bệnh đái tháo đường: Gánh nặng ngày càng tăng với người cao tuổi
5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn nên cảnh giác
4 thay đổi trên da có thể cảnh báo bệnh đái tháo đường
Theo các chuyên gia từ Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần người bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, đau tim, đột quỵ…
Do đó, người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp nên chú ý tới chế độ ăn uống thường ngày để kiểm soát đồng thời cả 2 bệnh.Theo chuyên gia dinh dưỡng Jo-Anne Rizzotto từ Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Mỹ), bạn nên chọn chế độ ăn DASH (chế độ ăn kiêng để ngăn ngừa tăng huyết áp) trong trường hợp này.
Chế độ ăn DASH tập trung vào các thực phẩm ít muối, các loại rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… tốt cho cả người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Bạn có thể tham khảo 5 thực phẩm dưới đây:
Các loại rau củ
Ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để kiểm soát đường huyết và huyết áp
Rau củ tươi có thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ cho cơ thể. Chúng chứa ít đường và tinh bột, từ đó không khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng. Chất xơ trong rau củ vừa giúp làm chậm quá trình chuyển đổi thức ăn thành glucose trong cơ thể, vừa giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và hạ huyết áp một cách tự nhiên.
Lựa chọn tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp là những rau củ có màu xanh lá đậm, màu cam hoặc đỏ, ví dụ như bông cải xanh, măng tây, súp lơ trắng, rau xà lách, ớt chuông, cà rốt, cà chua...
Lưu ý, một số rau củ giàu tinh bột như bí ngô, ngô, khoai tây, khoai sọ... sẽ ít thân thiện với đường huyết hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn các thực phẩm này bằng cách thay thế một phần khẩu phần cơm trong các bữa ăn chính.
Các sản phẩm từ sữa ít béo
Các sản phẩm từ sữa ít béo nhưng giàu calci có thể giúp hạ huyết áp tâm thu hiệu quả. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa ít béo có thể được chuyển hóa nhanh hơn, từ đó làm tăng đường huyết nhanh hơn so với các sản phẩm từ sữa nguyên kem.
Sữa đậu nành là thức uống tốt cho người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp
Nếu bạn không dung nạp lactose hoặc nhạy cảm với các sản phẩm từ sữa động vật, hãy thử chuyển sang dùng sữa từ các loại hạt. Sữa đậu nành là một lựa chọn tốt vì chúng có thể cung cấp nhiều protein và calci cho người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp.
Thực phẩm giàu protein
Theo các chuyên gia Mỹ, bổ sung nhiều protein có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên chú ý chọn các thực phẩm giàu protein lành mạnh như thịt nạc (thịt gia cầm, đặc biệt là phần thịt trắng, đã lọc bỏ da), hải sản, đậu phụ…
Phần da động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa và có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone trong các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm và ổn định huyết áp.
Các loại hạt và quả hạch
Đây là các thực phẩm tốt cho cả người bệnh đái tháo đường và người bệnh tăng huyết áp. Những thực phẩm này đều chứa nhiều protein, các chất béo lành mạnh nhưng chứa ít carbohydrate.
Lời khuyên: Một số loại hạt và quả hạch thường được ướp hoặc rang muối. Do đó, bạn nên chú ý chọn loại thường để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt
Không giống ngũ cốc tinh chế đã bị mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong quá trình chế biến, các loại ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều carbohydrate phức tạp, đồng thời giữ được chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác. Do đó, người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp nên ăn gạo lứt, hạt quinoa, lúa mạch… để giữ ổn định đường huyết tốt hơn.
Giải pháp kiểm soát đường huyết toàn diện cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp
Chế độ ăn đúng chỉ là một phần để kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Bên cạnh việc có chế độ ăn khoa học với những nhóm thực phẩm bổ ích, người bệnh còn cần phải thường xuyên tập thể dục, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Thêm vào đó, việc sử dụng các thảo dược từ tự nhiên như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá có thể giúp đường huyết ổn định một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của 5 loại thảo dược trên giúp tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, từ đó giảm và ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, giảm cholesterol máu, đặc biệt tốt để kiểm soát đường huyết và phòng biến chứng ở người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Glutex là giải pháp hỗ trợ hiệu quả để giúp những người mới được chẩn đoán đái tháo đường dễ dàng ổn định đường huyết. Với những người mắc đái tháo đường lâu năm khó ổn định chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c, Glutex còn giúp kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm TPBVSK Glutex.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn