Không gắn bó lâu dài với thuốc là sai lầm thường gặp trong điều trị giảm lượng cholesterol trong máu
3 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol
6 cách tự nhiên giúp giảm cholesterol xấu
Thuốc giảm cholesterol giúp bệnh nhân mổ tim sống lâu hơn
Thuốc hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Không bỏ các thực phẩm chứa đường
Khi được chẩn đoán có nồng độ cholesterol cao, chúng ta thường chỉ tập trung vào việc hạn chế cholesterol đến từ chất béo trong chế độ ăn uống mà quên đi các loại thực phẩm có chứa đường. Theo Erin D. Michos - bác sỹ tim mạch tại Trung tâm Ciccarone thuộc Đại học Y Johns Hopkins ở Baltimore, đường góp phần làm cholesterol trong máu cao và đây là lý do tại sao ngay cả khi bạn đã giảm chất béo và tập thể dục nhưng cholesterol vẫn không giảm. Erin D. Michos khuyến cáo, bạn cần cắt giảm tất cả các nguồn thực phẩm chứa đường, bao gồm cả nước ngọt và nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay cho thực phẩm chứa carbohydrates tinh chế.
Chỉ tập trung vào cholesterol “xấu” LDL
Bệnh nhân thường có xu hướng quá tập trung vào mật độ thấp lipoprotein (cholesterol “xấu” LDL). Bạn thực sự cần phải chú ý đến toàn bộ hồ sơ lipid máu, trong đó bao gồm cholesterol toàn phần và triglycerides.
Không gắn bó lâu dài với thuốc
Thuốc statins từ lâu đã được chứng minh giúp giảm mức độ cholesterol và có những lợi ích đặc biệt cho những người bị bệnh tim mạch vành. Tuy nhiên, một bản tóm tắt các dữ liệu được công bố trên Tạp chí Vascular Health and Risk Management đã chỉ ra, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân được uống statins thường xuyên 5 năm sau khi được kê đơn đầu tiên.
Có nhiều lý do khiến bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc dài hạn theo hướng dẫn nhưng điểm mấu chốt là: Nếu bạn không dùng thuốc theo đúng lịch trình, bạn sẽ không nhận được những lợi ích sức khỏe tim mạch bạn cần. Hãy nói chuyện với bác sỹ về những trở ngại mà bạn đang phải đối mặt, cho dù đó là vấn đề về thời gian, chi phí hoặc sợ tác dụng phụ.
Ăn bất cứ thứ gì bạn muốn
Uống statins không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua lời khuyên về chế độ ăn giảm cholesterol. Bạn vẫn phải quản lý lượng calorie, các chất béo và carbohydrate có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu của bạn.
Ngoài chất béo, bạn cũng cần cắt giảm tất cả các nguồn thực phẩm chứa đường
Cắt bỏ tất cả chất béo trong chế độ ăn uống
Không phải chất béo nào cũng làm tăng cholesterol. Bạn chỉ nên cắt bỏ các chất béo dạng trans và chất béo bão hòa. Trong khi đó, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu olive, các loại hạt như quả óc chó, hạt hạnh nhân và các acid béo omega-3 trong cá lại rất rốt tốt cho sức khỏe của bạn.
Không biết chỉ số cholesterol trong máu của bạn
Cholesterol cao trong máu không có triệu chứng vì vậy nhiều người không biết mình đang gặp phải tình trạng này. Theo khuyến cáo, bạn nên kiểm tra cholesterol mỗi 5 năm sau 20 tuổi.
Không tập thể dục
Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, bạn cần kết hợp với tập thể dục. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Heart với sự tham gia của 4.469 cán bộ công chức Anh ở độ tuổi từ 39 - 62 tuổi đã chỉ ra rằng, qua thời gian 11 năm, tăng hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh giúp giảm cholesterol “xấu” LDL rất hiệu quả.
Uống thuốc với nước bưởi
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Dược phẩm, các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện, nước ép bưởi có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu một số loại thuốc statins. Hãy hỏi bác sỹ nước bưởi ảnh hưởng như thế nào tới tác dụng của statin và nên dùng cách nhau nhiều giờ.
Ăn ít rau củ quả và chưa dùng các sản phẩm hỗ trợ
Không phải ai cũng ưa các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá. Hãy tập thói quen tăng dần loại thực phẩm này vào trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol cũng được khuyến khích sử dụng để gia tăng hiệu quả điều trị.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn