Cách tế bào ung thư trốn tránh cơ chế miễn dịch

Hầu hết các tế bào khối u sẽ mất khi hệ thống miễn dịch được bật, nhưng một tỷ lệ nhỏ vẫn tiếp tục phát triển

4 điều cần ghi nhớ khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin C và kẽm

10 thói quen tốt giúp phòng ngừa ung thư

Tái phát sỏi 10mm sau cắt túi mật, dùng thuốc có tan được không?

Lưu ý khi điều trị u nang buồng trứng bằng thuốc?

Theo một nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) được công bố trên Tạp chí Nature Communications, một số tế bào ung thư có thể triển khai các cơ chế song song để trốn tránh sự phòng thủ của hệ thống miễn dịch cũng như kháng lại liệu pháp miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, bằng cách ngăn chặn hoạt động của tế bào T "sát thủ" (tế bào lympho T giết tế bào ung thư, các tế bào nhiễm trùng hoặc các tế bào bị hỏng) và cản trở khả năng của hệ thống miễn dịch trong việc nhận diện các tế bào khối u để tiêu diệt, từ đó các tế bào ung thư vú có thể tái tạo và di căn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là mã vạch DNA (một đoạn gene ngắn, chuẩn của các loài sinh vật đã được xác định nằm trong ngân hàng gene, được sử dụng để định danh các loài sinh vật chưa biết bằng phương pháp so sánh với trình tự DNA của ngân hàng gene), gắn thẻ các tế bào với một trình tự đã biết và theo dõi sự tiến triển của các tế bào khối u qua thời gian.

 

Bà Louise Baldwin, nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của Phó Giáo sư Alex Swarbrick tại Garvan cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng hiếm có tế bào ung thư nào có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch và việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch".

Các cơ chế này có thể được sử dụng làm mục tiêu tiềm năng cho các liệu pháp để ngăn chặn các tế bào khối u thích nghi và lây lan rộng. Một ứng dụng khác trong tương lai có thể là tiên lượng, trong đó số lượng tế bào khối u cao sẽ cho biết bệnh nhân nào có thể không đáp ứng với liệu pháp miễn dịch.

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị hiệu quả trên nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, ở một số người các tế bào ung thư của họ phát triển để vượt khả năng phòng thủ của hệ miễn dịch. Quá trình này được gọi là hiệu chỉnh miễn dịch (immunoediting), khi đó tế bào miễn dịch tiếp tục tiêu diệt tế bào ung thư mà chúng có thể nhận diện nhưng các tế  bào ung thư hệ miễn dịch không thể nhận diện sẽ không bị tiêu diệt và chúng tiếp tục phát triển và lây lan.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào ung thư vú của chuột được gắn thẻ mã vạch DNA, một trình tự được truyền từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác. Mã vạch cho phép nhóm nghiên cứu xem các tế bào ung thư có khả năng kháng cự mạnh hơn đến từ đâu.

Giáo sư Alex Swarbrick từ Viện nghiên cứu Y khoa ở Garvan cho biết: “Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sỹ Simon Junankar muốn hiểu liệu sức đề kháng là thích ứng hay chúng được lập trình sẵn để trốn tránh hệ thống miễn dịch".

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả trước khi điều trị, các tế bào ung thư đã đa dạng hóa. Ông Alex Swarbrick nói: “Một số tế bào đã có khả năng trốn tránh miễn dịch, nghĩa là chúng có khả năng bẩm sinh để thoát khỏi hệ thống miễn dịch".

Các tế bào dường như làm điều này với các cách tiếp cận song song. Một cách là ngăn chặn hoạt động của các tế bào T "sát thủ" - thường sẽ tiêu diệt các tế bào có hại. Hai là giảm sự biểu hiện của MHC - 1 (Major Histocompatibility antigen complex, kháng nguyên hòa hợp mô chủ yếu) trên các tế bào, nó hoạt động như "một lá cờ" để hệ thống miễn dịch nhận ra các tế bào có hại.

Giáo sư Alex Swarbrick cho biết: “Hầu hết các tế bào khối u sẽ biến mất khi hệ thống miễn dịch được bật, nhưng một tỷ lệ nhỏ vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng. Các khối u tiếp tục phát triển và đa dạng hóa, hành động của hệ thống miễn dịch hoặc điều trị như hóa trị liệu giống như cắt tỉa một cái cây - tế bào ung thư bị xóa sổ nhưng những cành còn lại trên cây vẫn tiếp tục phát triển".

Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét di truyền của các tế bào, nhưng không có gene nào được tìm thấy có liên quan, cho thấy di truyền học biểu sinh (epigenetics) có thể đang diễn ra.

 

Cơ thể chúng ta có hơn 250 loại tế bào khác nhau, tất cả chúng đều có bộ DNA giống hệt nhau. Tuy nhiên, các tế bào gan hoặc tế bào thần kinh lại rất khác biệt và có những khả năng khác nhau. Quá trình tạo ra sự khác biệt này được gọi là di truyền học biểu sinh hay ngoại di truyền (epigenetics). Các biến đổi ngoại di truyền phân bố ở các vùng chuyên biệt trên DNA để “thu hút” hoặc “né tránh” các protein kích hoạt gene. Vì vậy, những biến đổi này dần dần tạo ra những khuôn mẫu điển hình cho vùng DNA hoạt động và vùng DNA bất hoạt ở mỗi loại tế bào.

Lê Tuyết ( Theo News - medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp