Khoai tây, cơm trắng, chất béo... có hại cho sức khỏe?
Kiềm chế cơn thèm ăn bằng các thực phẩm lành mạnh hơn
7 thực phẩm “lành mạnh” chứa nhiều đường bạn nên cảnh giác
Đâu là các thực phẩm lành mạnh bạn nên ăn vào bữa sáng?
5 loại thực phẩm “lành mạnh” chẳng tốt như bạn vẫn nghĩ
Trên thực tế, có rất nhiều thông tin mâu thuẫn về lợi ích của các loại thực phẩm. Nhưng thông thường, dưới đây là một số phẩm chất của thực phẩm lành mạnh mà được hầu hết giới chuyên gia công nhận:
- Ít natri
- Giàu chất xơ
- Nếu chứa chất béo thì phải là chất béo lành mạnh
- Ít đường
- Chưa qua chế biến sẵn
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều yếu tố quyết định thực phẩm mà bạn tiêu thụ là tốt hay không tốt. Dưới đây 6 thực phẩm tưởng kém lành mạnh nhưng sẽ có lợi cho sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách:
1. Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất. Kể cả vỏ khoai tây cũng chứa nhiều chất xơ, kali, sắt, vitamin B6 và calci.
Khoai tây sẽ là thực phẩm kém lành mạnh nếu bạn chế biến nó theo những cách như chiên hay rán. Tốt nhất, bạn nên hấp, luộc hoặc nướng khoai tây và chỉ ăn vài lần trong tuần.
2. Carbohydrate
Carbohydrate được chia làm 2 dạng: Carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức tạp. Carbohydrate đơn được tìm thấy nhiều trong kẹo, nước ngọt và siro. Tuy nhiên, những thực phẩm này chủ yếu chứa đường tinh luyện, và rất nghèo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ. Ăn nhiều những thực phẩm này có thể gây tăng cân, béo phì, đái tháo đường và nhiều bệnh mạn tính khác.
Trong khi đó, carbohydrate phức có chứa từ 3 loại đường trở lên, có nhiều trong: Khoai lang, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh đậm, táo, bưởi, sữa đậu nành, gạo lứt, yến mạch, bí ngòi (bí ngồi), hành, dâu tây, cam, sữa chua ít béo, súp lơ trắng, bông cải xanh... được cho là tốt hơn cho sức khỏe.
Bạn không thể loại bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn thông thường, bởi lẽ bộ não, hệ thống thần kinh và cơ bắp đòi hỏi khoảng 60 - 65% carbohydrate để có thể hoạt động đúng chức năng.
3. Chất béo
Giống như carbohydrate, không phải tất cả các loại chất béo đều giống nhau. Khi bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm lành mạnh, hãy lựa chọn các chất béo lành mạnh có trong trái bơ, các loại hạt, dầu dừa, dầu olive, dầu cá…
4. Ngô
Cũng giống như khoai tây, ngô/bắp là một thực phẩm lành mạnh nếu bạn biết chế biến và tiêu thụ đúng cách. Bạn không nên ăn bỏng ngô hay bắp rang bơ vì chúng chứa nhiều chất không lành mạnh cho sức khỏe. Bạn nên chế biến ngô như một loại rau thông thường theo cách luộc, xào, nướng…
5. Cơm trắng
Cơm trắng là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người Việt. Cơm trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng như magne, vitamin B6, sắt, calci, protein, kali và carbohydrate; Không chứa gluten, hiếm khi gây dị ứng thực phẩm, hạn chế được nguy cơ bị tiêu chảy, đa dạ dày và hội chứng ruột kích thích; Giàu năng lượng, giúp cung cấp năng lượng tức thời; Cải thiện cơ bắp…
Cơm trắng cũng dễ tiêu hóa hơn cơm được nấu từ các loại gạo khác như gạo nâu (gạo trắng để nguyên cám), gạo lứt…
Tuy nhiên, ăn quá nhiều cơm trắng mỗi ngày có thể làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường và các bệnh liên quan tới chuyển hóa khác. Bạn chỉ nên ăn 2 - 3 bát cơm mỗi ngày, tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tươi.
6. Mì ống
Ăn nhiều mì ống có thể gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu bạn ăn mì ống theo chế độ ăn Địa Trung Hải, bạn có thể ngăn ngừa tác dụng phụ này. Bạn nên kết hợp mì ống với các loại thực phẩm lành mạnh khác như rau, đậu, dầu olive…
Bình luận của bạn