Những điều cần biết trong quá trình điều trị viêm phế quản

Các triệu chứng điển hình của viêm phế quản gồm ho khạc đờm, khó thở, tức ngực

Viêm phế quản: Hiểu đúng bệnh chữa đúng cách

Bệnh viêm phế quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mách bạn cách cải thiện bệnh viêm phế quản tại nhà

Thông tin cần biết về xơ phổi hậu COVID-19

Viêm phế quản rất dễ trở thành mạn tính nếu điều trị muộn

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người, có nhiệm vụ chính là dẫn khí vào phổi. Tình trạng viêm ở niêm mạc phế quản có thể xảy ra do sự tấn công của virus, vi khuẩn gây triệu chứng ho, sốt, thở khò khè, tiết đờm…

Viêm phế quản được chia làm 2 giai đoạn:

- Viêm phế quản cấp tính: Biểu hiện rõ rệt là tình trạng ho xuất hiện sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh thường kéo dài 10-14 ngày. Nguyên nhân phổ biến là do virus. Trong khoảng 10% các trường hợp, viêm phế quản cấp có thể do vi khuẩn, gây ra tình trạng ho có đờm xanh, vàng. Với cơ chế này, viêm phế quản cấp tính có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.

- Viêm phế quản mạn tính: Nếu giai đoạn cấp tính không được cải thiện kịp thời, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến tái cấu trúc đường thở và các biến chứng nguy hiểm. Người mắc viêm phế quản mạn tính phải sống chung với bệnh suốt đời, các cơn cấp cũng tái phát nhiều lần và trở nặng theo thời gian.

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi tình trạng phế quản bị viêm nhiễm kéo dài - Ảnh: MedIndia

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi tình trạng phế quản bị viêm nhiễm kéo dài - Ảnh: MedIndia

Viêm phế quản cần điều trị kịp thời, đúng cách từ giai đoạn cấp tính để hạn chế nguy cơ bệnh chuyển thành mạn tính. Khi đó, quá trình điều trị sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian mà không khỏi được hoàn toàn bệnh.

Biện pháp cải thiện viêm phế quản an toàn, hiệu quả

Để giảm các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển nặng lên của bệnh viêm phế quản, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Tuân thủ đơn thuốc của bác sỹ và khám lại theo lịch hẹn.

- Cần uống nhiều nước để làm loãng đờm dịch từ trong phế quản - phổi.

- Nghỉ ngơi tại nhà (tránh đi học, đi làm hoặc nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người).

- Tránh sử dụng cà phê, đồ uống có cồn. Các sản phẩm từ sữa có thể làm tình trạng ho đờm thêm nghiêm trọng.

- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng.

- Khi gặp biểu hiện ho sốt, đừng vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc, điều chỉnh liều dùng hoặc đột ngột ngừng thuốc vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc ngộ độc thuốc. Bởi vì thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus – nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp tính.

Riêng với viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát:

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường thở như khói thuốc lá, bụi, khí thải… Cai thuốc lá càng sớm càng tốt.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giữ không khí đủ ẩm, giúp bạn dễ thở, long đờm nhanh hơn. Các gia đình cũng cần vệ sinh điều hòa, máy tạo độ ẩm thường xuyên để ngăn vi khuẩn, nấm mốc tích tụ.

Xông hơi với tinh dầu giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Xông hơi với tinh dầu giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản

- Xông hơi với tinh dầu: Bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu (khuynh diệp, bạc hà, tràm trà, cỏ xạ hương) vào một bát nước nóng, sau đó trùm khăn qua đầu và hít thở hơi nước ấm. Phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng viêm phế quản, hỗ trợ long đờm.

- Tránh dùng thuốc kháng histamine: Theo Bệnh viện John Hopkins, thuốc kháng histamine có thể làm khô chất nhầy ở niêm mạc đường thở, khiến cơn ho trở nặng.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể hít thở dễ dàng và tự tống dịch đờm ra ngoài.

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia hô hấp, ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh viêm phế quản nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với thành phần chính là Fibrolysin để giúp chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi mạn tính hiệu quả.

Fibrolysin được đăng ký độc quyền tại Việt Nam gồm 2 thành phần chính, đó là: Kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Hợp chất này đã được TS.BS Hoàng Xuân Ba (Đại học Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California, Mỹ) nghiên cứu, nhận định: “Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng tái cấu trúc và xơ hóa đường thở, giúp chống viêm từ gốc, chống oxy hóa và ổn định chuyển hóa năng lượng tại ty lạp thể của các tế bào cũng như tăng cường chức năng bảo vệ hệ miễn dịch và niêm mạc của đường hô hấp”.

Chính vì vậy, sử dụng sớm sản phẩm chứa thành phần chính là Fibrolysin vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây viêm phổi mạn tính là tái cấu trúc đường thở.

Quỳnh Trang

 
baophevuong4t

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương với thành phần chính là Fibrolysin và nhiều thảo dược (cao xạ đen, chiết xuất nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác), hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giúp giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản.

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

XNQC: 000268/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp