Nắng nóng, nhiệt độ cao dẫn tới cơ thể có thể bị kiệt sức
Bài thuốc dân gian chữa say nắng mùa hè
2 người đột tử khi làm đồng, nghi do nắng nóng
Làm gì để ngăn ngừa say nắng trong mùa hè? (P.2)
Làm gì để ngăn ngừa say nắng trong mùa hè? (P.1)
Có rất nhiều thủ thuật nhỏ và đơn giản về cách chống đột quỵ nhiệt hay say nắng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà chúng ta có những biện pháp áp dụng khác nhau để có được hiệu quả tốt nhất.
1. Đối với những người làm việc ngoài trời
Người lao động, nông dân, thợ mỏ, nhà thầu, công nhân cầu đường,... là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, rất dễ bị say nắng. Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường nóng, chìa khóa để tránh việc đột quỵ nhiệt, say nắng chính là tránh làm gắng sức tại lúc nóng nhất trong ngày, đứng trong bóng râm và nhận biết những thay đổi nhỏ của cơ thể liên quan đến nhiệt. Và điều quan trọng hơn cả là uống đủ nước. Trong quá trình làm việc của một ngày nắng nóng, bạn có thể sản xuất 2 - 3lit mồ hôi. Để tránh bị mất nước, đảm bảo được lượng tiêu thụ nước bằng việc toát mồ hôi, bạn nên uống 150 - 200ml nước trong khoảng 15 - 20 phút để kịp thời bổ sung lượng nước, giúp cơ thể đủ tỉnh táo và khỏe mạnh, ngăn ngừa được say nắng.
2. Đối với các vận động viên:
Các cầu thủ bóng đá, hay những vận động viên thực hành trong nhiệt độ nắng nóng ngoài trời có nguy cơ cao bị mất nước và say nắng. Để tránh các vấn đề liên quan đến nhiệt, bạn nên làm theo những lời khuyên từ Hiệp hội Y khoa Mỹ cho y học thể thao:
- Trong thời gian tập thể dục, sau mỗi 15 phút nên uống 1 cốc nước.
- Trước 2 giờ luyện tập, uống 2 cốc chất lỏng.
- Kiểm soát tình trạng hydrat hóa, kiểm tra trước và sau khi luyện tập. Có thể xác định tình trạng cơ thể bị mất nước bằng cách kiểm tra màu sắc nước tiểu. Nếu cơ thể đủ nước, màu sắc nước tiểu sẽ không đậm màu như nước táo và nhạt màu như nước chanh.
- Khi thực hiện vận động ngoài trời, cố gắng tập luyện trong bóng râm. Bài tập vất vả nhất nên thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không thực hiện trong thời gian nóng nhất ngày.
- Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu để tránh sự mất nhiệt.
- Tăng đần cường độ tập luyện theo thời gian, và cảnh báo với huấn luận viên bất cứ lúc nào bạn thấy không khỏe.
3. Đối với người già hoặc tàn tật:
Những người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các bệnh liên quan đến nhiệt vì nhiều lý do:
- Họ có nhiều khả năng phải dùng thuốc theo toa mà ức chế mồ hôi hoặc có thể khả năng của họ đã bị giảm trong việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
- Người cao tuổi có nhiều khả năng đang mắc một bệnh y khoa mạn tính nào đó, làm giảm phản ứng của cơ thể trong việc điều hòa thân nhiệt.
- Cơ thể của họ không đối phó kịp thời với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
Lời khuyên dành cho người cao tuổi trong việc ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt chính là nên tắm nước mát bằng vòi hoa sen hoặc bằng bồn để điều hòa thân nhiệt. Cẩn trọng khi di chuyển người cao tuổi từ nơi có điều hòa ra ngoài trời nắng nóng để tránh sốc nhiệt. Thăm người lớn tuổi ít nhất 2 lần/ngày để kiểm tra tình trạng sức khỏe và nhận biết các dấu hiệu kiệt sức vì nóng.
4. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em
Cần giữ trẻ em trong nhà, không nên đưa bé ra ngoài trời trong thời gian nóng nhất trong ngày. Các hộ gia đình không có điều hòa cần dùng quạt, kéo mành trên các cửa sổ lại để tránh ánh nắng và lưu thông gió mát trong nhà. Mặc quần áo thoáng mát cho bé và chắc chắn rằng, trẻ uống đủ nước. Tránh cho bé uống nước nhiều đường. Không bao giờ để một đứa bé ở trong xe ô tô khi đậu ngoài đường. Nhiệt độ trong một chiếc xe ô tô đậu ngoài trời chỉ trong vòng vài phút có thể tăng cao gấp 3 lần bình thường.
Bình luận của bạn