Dùng điều hòa thế nào để không bị ốm?

Không vệ sinh bộ phận lọc khí của điều hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp

Lưu ý quan trọng khi cho trẻ nhỏ nằm điều hòa

5 cách giúp mẹ bầu điều hòa thân nhiệt

Trẻ bị viêm họng khi nằm điều hòa nhiều: Cha mẹ nên làm gì?

Các biện pháp hạn chế da khô do ngồi phòng điều hòa quá lâu

"Phát ốm" vì điều hòa

Điều hòa không khí là thiết bị được sử dụng để thay đổi nhiệt độ và cải thiện chất lượng không khí trong căn phòng. Không chỉ duy trì nhiệt độ lý tưởng, điều hòa còn giúp giữ độ ẩm không khí ổn định, giúp lọc các chất gây ô nhiễm như bụi, phấn hoa, nấm mốc và mầm bệnh như vi khuẩn, virus.

Tuy nhiên, khi không được vệ sinh đều đặn và đúng hướng dẫn, bộ lọc của điều hòa sẽ hoạt động kém đi. Hậu quả là người dân sống trong môi trường sử dụng hệ thống điều hòa này dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp.

Khô cổ họng, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp khi nằm ngủ gần vị trí điều hòa. Nghiêm trọng hơn, người nhạy cảm với nấm mốc còn dễ gặp biểu hiện hen suyễn, dị ứng, chảy nước mắt, đỏ da.

Môi trường ẩm ướt, bụi bặm trong bộ lọc là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn, nấm phát triển

Môi trường ẩm ướt, bụi bặm trong bộ lọc là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn, nấm phát triển

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), bào tử nấm mốc là thủ phạm gây ra nhiều bệnh mạn tính liên quan đến điều hòa, máy lạnh. Bào tử nấm mốc xuất hiện tự nhiên trong không khí trong nhà lẫn ngoài trời. Tại những bề mặt ẩm ướt, chúng có thể phát triển, tạo thành các ổ nấm mốc mới.

Nếu máy điều hòa không được kiểm tra định kỳ, nấm mốc cũng có thể sinh trưởng nhanh chóng trong thiết bị. Đặc biệt, những mẫu máy lâu đời không có chức năng tự làm sạch, bộ lọc của chúng tích tụ nhiều bụi bẩn, xơ vải và độ ẩm – môi trường lý tưởng cho nấm mốc.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi dùng điều hòa?

EPA khuyến cáo, để kiểm soát ảnh hưởng của điều hòa tới sức khỏe, các gia đình nên đầu tư hệ thống màng lọc đạt tiêu chuẩn HEPA (viết tắt của High Efficiency Particulate Air - một loại bộ lọc khí đặc biệt có khả năng loại bỏ hầu hết các hạt bụi, phấn hoa, vi khuẩn và virus có kích thước từ 0,3micromet trở lên).

Trong những tháng mùa Hè, khi dùng điều hòa, máy lạnh liên tục, bạn cũng nên định kỳ bảo trì thiết bị theo gợi ý sau:

- Vệ sinh, bảo dưỡng máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số loại lưới lọc có thể tháo rời và tái sử dụng; Hoặc thay mới khi cần thiết. Tần suất vệ sinh phù hợp là 1-3 tháng/lần.

Lỗ thông gió, cửa gió của điều hòa cũng cần được vệ sinh đều đặn

Lỗ thông gió, cửa gió của điều hòa cũng cần được vệ sinh đều đặn

- Thường xuyên lau bụi, loại bỏ các vật dụng chắn cửa gió của điều hòa âm trần để hệ thống hoạt động hiệu quả.

- Tránh mở điều hòa ở nhiệt độ quá thấp. Nhiệt độ điều hòa không chênh lệch quá lớn với nhiệt độ môi trường, tốt nhất chỉ nên chênh khoảng 7 độ C.

- Không nên bật điều hòa liên tục cả ngày, cũng không nên ngồi trong phòng điều hòa hơn 4 giờ liên tục. Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài đi dạo, vận động để giải tỏa căng thẳng, tăng trao đổi khí, giúp phổi khỏe mạnh. Bên cạnh điều hòa, bạn có thể kết hợp quạt gió, thiết bị thông hơi và che rèm để giữ nhà ở mát mẻ hơn. 

- Không khí trong phòng điều hòa thường khô hơn, khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng tới đường thở. Để đảm bảo độ ẩm phù hợp, bạn nên dùng thêm máy tạo độ ẩm trong nhà, cũng như uống thêm nước lọc, nước trái cây hoặc nước khoáng.

 
Quỳnh Trang (Theo Yahoo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp