Lưu ý quan trọng khi cho trẻ nhỏ nằm điều hòa

Dùng điều hòa đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé

Những điều cần tránh khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ

Ngủ muộn có hại như nào đến trẻ nhỏ?

Trẻ mới ốm dậy nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Lưu ý khi mua sản phẩm chăm sóc da cho bé mùa Hè

Trẻ nhỏ chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt như người lớn, nên cần đến sự trợ giúp của điều hòa, máy lạnh trong mùa Hè. Môi trường mát mẻ trong phòng điều hòa giúp trẻ ngủ ngon hơn. Khi sử dụng đúng cách, điều hòa có thể giúp giảm khả năng mất nước và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Tuy nhiên, cũng do khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, trẻ nhạy cảm với nhiệt độ hơn người lớn nên dễ bị lạnh nếu điều hòa chỉnh quá thấp. Một số mầm bệnh trong bộ lọc điều hòa có thể kích thích các vấn đề hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, cơ chế hoạt động của điều hòa cũng làm giảm độ ẩm trong phòng, khiến da bé khô ráp hơn.

Dưới đây là một vài lưu ý khi cho trẻ nhỏ nằm điều hòa trong mùa Hè:

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ điều hòa để ở khoảng 26-28 độ, không nên để quá thấp

Nhiệt độ điều hòa để ở khoảng 26-28 độ, không nên để quá thấp

Phòng ngủ của trẻ nên bật điều hòa ở khoảng 26-28 độ, không để nhiệt độ quá thấp khiến trẻ bị hạ thân nhiệt. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt bé, mua loại nhiệt độ có chức năng đo cả độ ẩm cơ thể.

Không để luồng gió chiếu thẳng vào nơi trẻ nằm

Trẻ nằm trên giường, nôi, cũi nên được đặt xa luồng gió điều hòa. Nếu dùng thêm quạt, cũng tránh để quạt chiếu thẳng vào trẻ, cách xa khoảng 1,5m trở lên.

Cho trẻ mặc phù hợp

Thân nhiệt của trẻ khác người lớn nên cha mẹ không nên để trẻ cởi trần, mặc phong phanh khi nằm trong phòng điều hòa. Trẻ sơ sinh nên mặc một hoặc hai lớp đồ mỏng và thoáng, che được cả tay và chân. Trong mùa Hè, cha mẹ không nên cho con nằm đệm lún. Thay vào đó, dùng đệm và gối phẳng không chèn quá nhiều, giúp lưng và đầu trẻ luôn mát mẻ.

Quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt giúp con nằm phòng điều hòa được thoải mái

Quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt giúp con nằm phòng điều hòa được thoải mái

Tuyệt đối không nên hạ nhiệt độ điều hòa nếu thấy trẻ ra mồ hôi, da ẩm. Cha mẹ nên điều chỉnh trang phục, chăn của trẻ đến khi da mát, chân tay mát, tóc không ướt, lưng không ẩm.

Hẹn giờ điều hòa

Thay vì bật điều hòa cả ngày lẫn đêm, cha mẹ nên cân nhắc bật trong những khoảng thời gian cần thiết (giờ ngủ) hoặc nóng nực nhất trong ngày. Thời điểm không khí dịu mát như sáng sớm, hay những lúc có mưa dông nên tắt điều hòa. Trong ngày cũng cần có thời gian dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, mở cửa cho không khí và ánh sáng tự nhiên vào phòng.

Bảo trì điều hòa thường xuyên

Bụi bẩn và nấm mốc bám trên máy lạnh, điều hòa dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của người dùng, nhất là những gia đình có người già và trẻ em. Bạn cần bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa định kỳ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh lý hô hấp.

Phụ huynh cần lưu ý, không đưa trẻ từ ngoài trời nóng vào phòng điều hòa đột ngột, hoặc ngược lại. Trong ngày nắng nóng, hạn chế cho trẻ hoạt động ngoài trời trong khung giờ 11-16h hàng ngày, khi nhiệt độ và tia UV ở mức độ cao nhất. Đảm bảo cho trẻ trên 6 tháng tuổi uống đủ nước theo nhu cầu, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ. 

Chia sẻ với VnExpress, BS Trương Hữu Khanh - Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay: "Nhiều cha mẹ thấy con bị ho, khò khè, chảy mũi kéo dài, thậm chí mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi... thì băn khoăn không biết có nên cho bé tiếp tục nằm điều hòa. Câu trả lời là bé rất cần nằm điều hòa, song phụ huynh cần lưu ý cho bé nằm đúng cách và thường xuyên theo dõi thân nhiệt con."

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ