Nắng nóng làm tăng nguy cơ huyết áp tăng đột ngột
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến não và thận thế nào?
3 khoáng chất quan trọng đối với người bệnh tăng huyết áp
Phòng bệnh thế nào khi gia đình có tiền sử tăng huyết áp?
5 cách giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại nhà hiệu quả
Thời tiết nóng ảnh hưởng đến huyết áp thế nào?
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 1/4 Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ bắt đầu đón đợt nắng nóng mới đầu tháng 4. Nắng nóng sau đó sẽ mở rộng ra toàn khu vực và khả năng kéo dài tới 5/4 với nhiệt độ cao nhất được dự báo 36 độ C. TP.HCM và các địa phương Đông Nam Bộ cũng nắng nóng.
Nhiệt độ cao, thời tiết nóng khiến tim đập nhanh do nhu cầu oxy cơ thể tăng, mất nước và rối loạn trao đổi chất… dẫn đến tăng huyết áp. Vào ban đêm, nhiệt độ cao khiến người mắc bệnh tăng huyết áp dễ bị rối loạn giấc ngủ, dễ khiến huyết áp tăng vào ban đêm và tăng vọt lúc thức dậy buổi sáng.
Thời tiết nắng nóng khiến người tăng huyết áp dễ lười vận động, thời gian ngồi phòng có điều hòa nhiều hơn. Người bệnh dễ sốc nhiệt khi mới từ ngoài trời nóng đi vào phòng lạnh, làm cho những mạch máu đang giãn nở bình thường co lại, gây tăng huyết áp. Ngược lại, nếu đột ngột từ lạnh ra ngoài nóng sẽ làm các mạch máu giãn nở, khiến hạ huyết áp đột ngột.
Nhiệt độ tăng cao làm tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể và tăng công việc cho trái tim, khiến các cơn đau thắt ngực tăng lên ở người tăng huyết áp đang bị kèm bệnh hẹp mạch vành hay đang đặt stent mạch vành.
Cách kiểm soát tăng huyết áp khi nắng nóng
Không ra khỏi giường đột ngột
Trong những ngày nắng nóng, ngay mới chớm sáng làm nhu cầu oxy cơ thể và nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Người bệnh tăng huyết áp không nên đứng dậy đột ngột và rời giường ngay. Bạn nên nằm yên trên giường hít thở đều khoảng vài phút cho thật tỉnh táo, sau đó ngồi dậy và đặt chân xuống đất vài phút cho cơ thể thích nghi với tư thế mới và nhiệt độ môi trường.
Giữ cơ thể đủ nước
Người bệnh tăng huyết áp nên uống nước thường xuyên, có thể là nước lọc, các loại đồ uống không có đường khác và các món lỏng như canh, súp... Tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc caffeine vì có thể gây lợi tiểu và mất nước. Bạn nên uống 8 cốc nước mỗi ngày (cốc khoảng 200ml), uống chia nhiều lần, tránh để lúc khát mới uống.
Ăn các thức ăn mát như trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao như dưa hấu, nước dừa, nước mía, nước chanh cam, nước ép trái cây… Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật, bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu và tránh các chất kích thích.
Tập thể dục nhẹ
Trong mùa Hè, nhất là những ngày nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Nên đi bộ mức vừa phải trong khoảng 30 phút hoặc tập các môn thể dục dưỡng sinh hay yoga nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh ở ngoài trời vào thời điểm nắng nóng, nhất là từ 11-15 giờ.
Dùng máy điều hòa an toàn
Khi vào ra phòng vào ban ngày: Không nên để quá lạnh, nên dùng kèm thêm quạt để tăng làm mát. Khi ra khỏi phòng trong thời gian lâu, nên tắt điều hòa trước ít nhất 15 phút và rời phòng sau đó để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột do không khí nóng gay gắt bên ngoài. Trường hợp vào phòng có máy lạnh chênh nhiệt độ đột ngột so với bên ngoài, bạn nên đeo khẩu trang, cho đến khi đã quen dần không khí lạnh có thể bỏ khẩu trang.
Khi ở trong phòng ban đêm: Không nên đặt chế độ quá lạnh, chỉ cần để nhiệt độ phòng quanh mức 26 độ trở lên kèm dùng thêm máy quạt thổi nhẹ.
Chú ý khi dùng thuốc
Một số thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh calci và thuốc lợi tiểu làm giảm lượng natri có thể làm gia tăng phản ứng của cơ thể đối với nhiệt độ cao, người bệnh cần phải dùng thuốc đều đặn và tái khám định kỳ theo hướng dẫn.
Bình luận của bạn