Loãng xương ở phụ nữ: Làm thế nào để phòng ngừa?

Loãng xương gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Người bệnh loãng xương cần tránh xa những loại thực phẩm này

Bị loãng xương, nên ăn gì để tăng mật độ xương?

Phụ nữ mãn kinh có nên ăn đậu edamame?

Tăng cường sức khỏe xương: Có nên bổ sung calci từ vỏ trứng?

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa với đặc điểm chất khoáng trong xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị suy thoái, dẫn đến hệ quả tăng nguy cơ gãy xương. Quá trình dẫn đến loãng xương có liên hệ mật thiết với sự suy giảm estrogen ở phụ nữ.

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương là một vấn đề rất đáng quan tâm. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gặp hệ lụy là gãy xương.

Chính vì vậy, việc duy trì sức khỏe của xương nên là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là phụ nữ, để bù đắp cho sự lão hóa xương do tuổi tác.

Theo TS. Sumit Kumar, Chuyên gia tư vấn, Viện Chỉnh hình và Rối loạn Cơ xương, Medanta Gurugram, cho biết lý do khiến sức khỏe xương kém ở một số phụ nữ:

- Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, ăn thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, cùng với việc thiếu calci và vitamin D có thể dẫn đến xương trở nên giòn và yếu.

- Ít vận động và thể dục có thể dẫn đến viêm khớp.

- Phụ nữ cũng có xu hướng bị mất khối lượng xương khi họ già đi, do mức độ hormone (estrogen và progesterone) của họ có xu hướng thay đổi. Điều quan trọng cần lưu ý là tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú và mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Nếu bộ khung xương của cơ thể còn yếu, chỉ cần một cú ngã hay chấn thương nhẹ cũng có khả năng dẫn đến gãy xương, gây khó khăn trong việc vận động.

TS. Kumar cũng gợi ý những mẹo hiệu quả để giúp phụ nữ duy trì sức khỏe xương:

Hoạt động thể chất

Để duy trì sức khỏe xương bạn nên tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên. Một số bài tập phù hợp như: Đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đi xe đạp...

Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp hấp thụ calci trong cơ thể và đóng một số vai trò trong việc cải thiện sức khỏe của xương. Thiếu vitamin D là một dấu hiệu của mật độ xương thấp hơn và làm tăng nguy cơ gãy xương. Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất là ánh sáng mặt trời, sau đó là chế độ ăn uống bao gồm: Cá béo, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, nước cam và sữa đậu nành.

Ăn chế độ giàu calci

Calci thấp dẫn đến loãng xương, giòn xương và gãy xương đột ngột. Vì vậy bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu calci như: Các sản phẩm từ sữa, cá, hạnh nhân, bông cải xanh, đậu phụ…

Không uống rượu bia

Rượu bia làm giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể dẫn đến mật độ xương thấp. Hạn chế các thói quen không lành mạnh được khuyến khích để xương khỏe mạnh trong một thời gian dài.

Tránh uống quá nhiều caffeine

Caffeine dẫn đến việc bài tiết calci ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Ngay cả khi bạn là người thích cà phê cũng chỉ nên uống ở mức vừa phải khoảng 2 ly/ngày.

Ngoài thực hiện những biện pháp quan trọng trên, việc tầm soát cũng được khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe của xương. Bạn nên khám sàng lọc trước 30 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị yếu xương nên khám sàng lọc 2 lần/năm để tránh rủi ro.

 
Lê Tuyết ( Hindustan times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp