- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông là bệnh ngoài da khá phổ biến
Chân sần sùi, lỗ chân lông to là do đâu?
4 tình trạng da thường bị hiểu nhầm là mụn trứng cá
Những điều nên tránh khi bị viêm nang lông
6 điều bạn nên hạn chế làm khi bị viêm nang lông
Phân biệt viêm nang lông và mụn trứng cá
Viêm nang lông và mụn trứng cá đều là những vấn đề về da phổ biến. Mụn trứng cá bắt nguồn từ tình trạng lỗ chân lông trên bề mặt bị bít tắc do tế bào chết, dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn, dẫn tới hiện tượng sưng viêm. Mụn thường gặp nhất ở tuổi dậy thì, tuy nhiên, độ tuổi nào cũng có thể bị mụn tấn công do thói quen chăm sóc da kém lành mạnh hoặc mất cân bằng nội tiết.
Trong khi đó, viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông bắt nguồn từ những vi khuẩn hoặc nấm trú ngụ dưới nang lông. Bệnh lúc đầu trông giống những nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông, Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, gây khó chịu. Theo Healthline, dầu nhờn hay tế bào chết, bụi bẩn không phải lý do gây viêm nang lông.
Bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm nang lông. Đa số bệnh nhân viêm lỗ chân lông là do khuẩn tụ cầu, nấm men hoặc viêm từ lông mọc ngược. Nguy cơ tăng cao ở vùng da phải tiếp xúc với quần áo chật; Bị tổn thương do ngâm nước quá nóng, do thói quen cạo, nhổ lông hoặc dùng sáp waxing. Một số loại thuốc điều trị hoặc hiện tượng tăng cân quá nhanh cũng có thể khiến bạn bị viêm nang lông.
Kiểm soát viêm nang lông thế nào?
Đối với những trường hợp nhẹ, những triệu chứng chỉ nổi lên 1 - 2 ngày rồi lặn thì chúng ta không cần sự can thiệp của y tế. Nếu thấy dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để xác định viêm nang lông do nguyên nhân nào, nếu có vi khuẩn sẽ cần dùng thuốc thuốc kháng sinh bôi ngoài da, do nấm thì dùng thuốc chống nấm.
Trong trường hợp viêm nang lông do tẩy lông không đúng cách, bác sĩ có thể khuyến cáo triệt lông bằng laser. Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt.
Viêm nang lông rất dễ tái phát nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Một vài gợi ý sau giúp giảm bớt các triệu chứng và giúp lỗ chân lông nhanh phục hồi:
- Tắm rửa đều đặn, vệ sinh thân thể bằng nước ấm, xà phòng kháng khuẩn. Để giảm ngứa, có thể chườm ấm vùng da bị viêm, hoặc dùng kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Hạn chế gãi, chà mạnh vào vùng da bị viêm.
- Không dùng chung khăn mặt, dao cạo, khăn tắm, đồ lót với người khác.
- Không nên mặc quần áo chật, chất liệu thô ráp và không thoát khí. Mặc đồ lót rộng rãi, thay quần lót sạch hàng ngày. Cắt tỉa lông gọn gàng để hạn chế nguy cơ bị viêm nang lông, nhưng nên tránh dùng dao cạo sát vào da.
- Nam giới nên giảm tần suất cạo râu, trước khi cạo râu cần rửa mặt với nước ấm với xà phòng kháng khuẩn, cạo theo hướng mọc của sợi râu. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu.
Bình luận của bạn