Ăn uống thả phanh trong những ngày Tết làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Cẩn trọng khi xăm thẩm mỹ đón Tết
Có nên dừng sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu dịp Tết không?
Đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc dịp Tết Nguyên đán
Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả nhà dịp Tết
Dưới đây là một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp trong dịp Tết và cách xử trí:
Đầy hơi, khó tiêu
Trong những ngày Tết, việc ăn uống thả ga các loại thực phẩm gây tích tụ khí trong đường ruột, thực phẩm khó tiêu... là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng. Hãy thử vài mẹo nhỏ sau để giảm cảm giác khó chịu:
Uống trà gừng là một trong những cách đơn giản nhất để giảm đầy bụng, khó tiêu
- Ăn vài lát gừng chấm muối.
- Uống trà gừng sẽ giúp bạn giảm ngay cảm giác đầy bụng. Cách làm rất đơn giản: Pha 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và vài lát gừng vào cốc nước ấm. Uống trà khi còn nóng, có thể thêm vài lá bạc hà tươi.
- Trị đầy hơi bằng cách uống rượu táo hoặc chút rượu vang trắng sau mỗi bữa ăn cũng rất hiệu quả.
- Dùng túi hoặc khăn nóng để chườm đều ở vùng bụng và quanh rốn.
Ngộ độc thực phẩm
Việc chị em mua sắm khối lượng lớn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, lưu trữ thức ăn lâu ngày trong dịp Tết ... có thể dẫn đến nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự chọn mua thực phẩm tươi sống; thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi; bảo quản thực phẩm với nhiệt độ phù hợp...
Ngộ độc thực phẩm thường có những biểu hiện thông qua các triệu chứng xảy ra sau khi ăn uống như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê môi, tiêu chảy... Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà bằng cách cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn, uống nước muối pha loãng theo tỷ lệ 2 muỗng (thìa) muối/ cốc nước(250ml). Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
Táo bón
Dịp Tết, mọi người có xu hướng ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến nhiều từ thịt, đồ uống có cồn… trong khi lại ăn rất ít chất xơ, còn hay bỏ bữa. Điều này khiến bạn rất dễ gặp phải vấn đề tế nhị như táo bón. Xử trí bằng cách:
Ngày Tết bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để ngăn ngừa và giảm táo bón
- Tăng cường bổ sung chất xơ qua các loại rau củ như: Bông cải xanh, các loại rau cải, đậu... Bên cạnh đó, đừng quên các loại trái cây giúp đẩy lùi tình trạng táo bón như: Bơ, đu đủ, chuối, táo...
- Uống đủ 2 lít nước lọc/ngày. Việc này vừa tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ thải độc.
- Hạn chế ăn các món cay nóng, nhất là các gia vị như ớt, tiêu, quế, gừng...
- Hạn chế đồ uống có cồn (rượu, bia)... bởi các loại đồ uống này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
- Tích cực vận động.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi các biện pháp trên không có hiệu quả, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp là tình trạng sưng và viêm đột ngột ở lớp niêm mạc dạ dày. Trong ngày Tết, nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày cấp là do nhiễm khuẩn H.pylori, uống rượu quá mức, căng thẳng, bệnh Corhn tái phát, trào ngược mật...
Triệu chứng viêm dạ dày cấp là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn; trường hợp nặng có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu và đại tiện phân đen.
Các bệnh về gan
Ăn uống tưng bừng trong dịp lễ Tết có thể gây hại cho gan, khiến gan không thể điều chỉnh lượng đường trong máu, xử lý cholesterol và tạo ra một số hormone mà cơ thể cần. Do đó, bạn nên hạn chế rượu bia, thực phẩm chứa chất béo bão hòa, carbs tinh chế hoặc thịt đỏ chế biến sẵn... Những thực phẩm này cũng dễ khiến bạn tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ…
Bình luận của bạn