Cải thiện bệnh đái tháo đường thông qua phương pháp chánh niệm
Có phải mắc đái tháo đường lâu năm mới bị biến chứng không?
Đái tháo đường: Đường huyết cao, mất ngủ phải làm sao?
Chánh niệm có thể thay thế thuốc chống trầm cảm trong việc điều trị rối loạn lo âu
Giúp bạn vượt qua nỗi cô đơn để hạnh phúc hơn
Thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc là nền tảng của việc tự chăm sóc của những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nhưng còn những thực hành thân - tâm hay chánh niệm thì sao? Phương pháp này cũng có thể giúp người mắc đái tháo đường quản lý hoặc hỗ trợ điều trị bệnh chứ? Đây là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Bệnh béo phì và đái tháo đường, Trường Y khoa Keck, Đại học Nam California (Mỹ) đặt ra trước khi bắt tay vào nghiên cứu.
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thực hành chánh niệm giúp nhận diện niềm đau, nỗi khổ và chuyển hóa chúng. "Chánh niệm cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí chúng ta và thế giới. Nhờ chánh niệm, chúng ta có thể tránh làm hại bản thân và người khác".
Để chứng minh cho giả thiết của mình, các nhà khoa học đã phân tích 28 nghiên cứu trước đó, đánh giá tác động của việc luyện tập chánh niệm trong kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, tim mạch hoặc bệnh thận. Những người tham gia nghiên cứu không dùng insulin để kiểm soát bệnh đái tháo đường hoặc dùng thuốc điều trị bệnh tim hoặc thận. Các hoạt động thân tâm được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm, yoga, khí công, thái cực quyền, chánh niệm kiểm soát căng thẳng, thiền, suy nghĩ tích cực để thư giãn đầu óc.
Tần suất và khoảng thời gian mà mọi người tham gia vào các hoạt động rất đa dạng, từ hàng ngày đến vài lần một tuần và từ bốn tuần đến sáu tháng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những cá nhân tham gia hoạt động thể chất và tinh thần trong thời gian nghiên cứu, đều giảm trung bình 0,84% chỉ số HbA1C. Điều này tương tự như tác dụng của việc dùng thuốc metformin (Glucophage) - một loại thuốc điều trị đái tháo đường. Lý giải cho kết quả này, tiến sỹ Shalu Ramchandani, chuyên viên tư vấn sức khỏe, bác sĩ nội trú tại Viện Y học tâm thức Benson-Henry, Bệnh viện Massachusetts (Boston, Mỹ) cho biết: “Yoga và các hoạt động chánh niệm sẽ tạo cảm giác thư giãn, giúp giảm nồng độ hormone gây căng thẳng - cortisol. Điều này hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát lượng đường trong máu, do đó làm giảm mức HbA1C."
Mặt khác, sự thư giãn này có thể giúp những người mắc đái tháo đường cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp, chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.
Kết quả nghiên cứu này lại một lần nữa chỉ ra mối liên hệ giữa thực hành chánh niệm với việc giảm chỉ số HbA1C ở những bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, chính các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn về điều này bởi sự thực hành chánh niệm của những người tình nguyện khá đá dạng. Thế nên, các nhà khoa học khuyên rằng, hoạt động chánh niệm có thể là một phần của liệu pháp điều trị đái tháo đường, bên cạnh thay đổi lối sống.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Liệu pháp hỗ trợ điều trị và bổ sung (Journal of Integrative and Complementary Medicine).
Bình luận của bạn