4 dưỡng chất dễ bị thiếu hụt khi ăn kiêng

Bên cạnh những lợi ích, ăn kiêng không đúng cách khiến cơ thể thiếu chất trong thời gian dài

Vitamin D có thể giảm đến 76% nguy cơ mắc đái tháo đường

Thiếu sắt tăng nguy cơ vô sinh

Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu các dưỡng chất thiết yếu

So sánh ưu, nhược điểm của các chế độ ăn kiêng phổ biến

Một người được cho là khỏe mạnh không phải khi họ có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp, mà là khi họ khỏe mạnh từ bên trong. Sức khỏe bên trong đề cập đến việc các cơ quan của bạn hoạt động bình thường, bạn không bị đau nhức cơ thể, các khoáng chất và chất dinh dưỡng cân bằng.

Việc ăn kiêng trong thời gian dài có thể để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Chế độ ăn kiêng thường liên quan đến việc chỉ ăn một loại thực phẩm, đó là lý do tại sao chúng ta chỉ nhận được cùng một loại chất dinh dưỡng.

Nếu bạn mới bắt đầu ăn kiêng hay đã ăn kiêng một thời gian, bạn cần hiểu điều gì xảy ra khi ăn cùng một loại thực phẩm hàng ngày: Bạn sẽ nhận được những chất dinh dưỡng giống nhau, dẫn đến thiếu hụt một số loại vitamin và dư thừa một số loại vitamin khác. Từ đó để có cách ngăn ngừa thiếu chất khi ăn kiêng:

Thiếu vitamin D

Nếu bạn thường xuyên đau nhức cơ thể hoặc đau, chấn thương cơ bắp, rất có thể mức vitamin D của bạn rất thấp. Bởi vitamin D là một loại vitamin quan trọng giúp xương và cơ chắc khỏe, đồng thời hoạt động như một chất chống ung thư và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Cơ thể có thể nhận được vitamin D từ hai nguồn: Ánh sáng mặt trời và thực phẩm. Trứng, thịt gà, cá và đậu phụ là một số nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D mà bạn dễ bổ sung vào chế độ ăn.

Thiếu sắt

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt giúp cơ thể tránh thiếu sắt khi ăn kiêng

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt giúp cơ thể tránh thiếu sắt khi ăn kiêng

Thiếu sắt rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ, trẻ em và người ăn chay. Các triệu chứng thiếu sắt gồm mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu và chức năng não bị suy giảm. Hơn nữa, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu - một tình trạng đặc trưng bởi số lượng tế bào hồng cầu thấp. Nếu bạn dễ bị ốm và dễ bị nhiễm virus, bạn có thể bị thiếu sắt.

Các loại thực phẩm giúp bạn bổ sung sắt vào chế độ ăn hàng ngày, ngăn ngừa thiếu sắt và tăng cường miễn dịch như rau bina, bông cải xanh, thịt đỏ, gan và hàu.

Thiếu calci

Calci là thành phần quan trọng nhất của xương. Dưỡng chất này cũng cần thiết cho hoạt động bình thường của tim, cơ bắp và dây thần kinh. Thiếu calci khiến xương yếu, dẫn đến các vấn đề về xương như viêm khớp và loãng xương.

Bạn có thể khắc phục tình trạng thiếu calci bằng cách bổ sung các loại rau có màu xanh đậm (đậu bắp, đậu Hà Lan, đậu rồng, đậu cove...), các sản phẩm từ sữa, cá có xương trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Thiếu magne

Magne hỗ trợ tiêu hóa, sức khỏe của xương, giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và tim mạch. Sự thiếu hụt magne có thể dẫn đến chứng loãng xương, bệnh tim, đái tháo đường, thậm chí là tổn thương thận.

Bạn có thể bổ sung đủ magne cho cơ thể bằng cách ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, chocolate đen và các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, rau củ cải và rau mù tạt...).

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng