Những điều cha mẹ cần lưu ý về rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Rối loạn ăn uống hiện đang là bệnh lý phổ biến ở trẻ vị thành niên

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim ở thanh thiếu niên?

Những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu hiện nay

Cách phòng ngừa rối loạn lipid máu, ngăn biến chứng tim mạch

Chứng rối loạn ăn uống hiện được đánh giá là khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý những chứng rối loạn ăn uống khác nhau ở trẻ để kịp thời tìm ra giải pháp điều chỉnh. 

Dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống

Chứng rối loạn ăn uống hiện nay tăng nhanh ở đối tượng là trẻ em và trẻ vị thành niên, khi phải sống một thời gian dài trong nhà, tiếp xúc quá nhiều với các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Cha mẹ cần chú ý theo dõi những thay đổi bất thường của con ở những hoạt động sau đây

-  Thay đổi về lượng thức ăn hấp thụ

-  Cân nặng bất thường

-  Thường có thái độ bất mãn, thường xuyên than vãn về cân nặng của mình

-  Dành nhiều thời gian trong phòng tắm, đứng trước gương

-  Tập thể dục nhiều hơn, thường xuyên hơn

Cha mẹ cần chú ý hơn tới những thay đổi của con trong việc ăn uốngCác vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm đóng một vai trò quan trọng; đau khổ về cảm xúc thường là cơ sở cho chứng rối loạn ăn uống. Và nghiên cứu cho thấy rằng khi ăn quá ít hoặc quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát cơn đói và lượng thức ăn của não bộ, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn ăn uống.

Các dạng rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần: là một chứng rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi tột độ về việc tăng cân. Những người mắc chứng chán ăn tâm thần thường thấy mình bị thừa cân ngay cả khi họ có cân nặng chuẩn và kể cả khi họ rất thiếu cân. Có hai dạng chán ăn tâm thần gồm:

         - Ăn hạn chế: là khi người ta hạn chế rất nhiều thứ và lượng ăn để kiểm soát cân nặng. 

        - Ăn thanh lọc vô độ: là họ sẽ ăn một lượng lớn cùng một lúc và cố gắng loại bỏ lượng calo dư thừa thông qua nôn mửa, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc tập thể dục quá mức

Chán ăn tâm thần là biểu hiện của việc ám ảnh cân nặng và thức ăn

Chán ăn tâm thần là biểu hiện của việc ám ảnh cân nặng và thức ăn

Chứng cuồng ăn: Không kiểm soát lượng thức ăn nạp vào người đồng thời khong có những phương pháp thanh lọc cơ thể sau những bữa ăn vô độ. Đây là chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở Mỹ hiện nay.

Những người mắc chứng cuồng ăn họ không thể kiểm soát lượng thực phẩm và calo hấp thụ vào người

Những người mắc chứng cuồng ăn họ không thể kiểm soát lượng thực phẩm và calo hấp thụ vào người

Rối loạn ăn uống né tránh: Giới hạn số lượng hoặc loại thực phẩm ăn vào, nhưng không phải vì họ lo lắng về cân nặng của mình. Ví dụ, một người mắc bệnh viêm ruột có thể cảm thấy đau và khó chịu khi ăn, do đó có thể tránh ăn. Trẻ em chúng cảm nhận độ ngon của thức ăn qua giác quan, chúng có thể thấy mùi, kết cấu hoặc mùi vị của một số loại thực phẩm rất khó chịu và do đó sẽ từ chối ăn chúng. Điều này không chỉ đơn thuần là "kén ăn" mà có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Rối loạn ăn uống này phổ biến ở trẻ nhỏ.

Những người mắc chứng rối loạn né tránh không ám ảnh cân nặng, họ không thoải mái với việc hấp thụ thức ăn

Những người mắc chứng rối loạn né tránh không ám ảnh cân nặng, họ không thoải mái với việc hấp thụ thức ăn

Những hiểu lầm về rối loạn ăn uống

Khi hầu hết mọi người nghĩ về chứng rối loạn ăn uống, họ nghĩ đến một người quá gầy. Tuy nhiên, bạn có thể mắc chứng rối loạn ăn uống và có cân nặng bình thường, thậm chí thừa cân. Điều quan trọng nhất mà nhiều người không nhận ra về rối loạn ăn uống là chúng là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và có thể rất nguy hiểm. Chúng có thể ảnh hưởng và làm gây tác động xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể và thậm chí có thể gây chết người. Trong tất cả các loại rối loạn ăn uống, chán ăn tâm thần là loại dễ dẫn đến tử vong nhất.

Các biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn ăn uống ở trẻ

- Cha mẹ không nên sử dụng đồ ăn để làm phần thưởng hoặc hối lộ, trừng phạt trẻ.

- Không tạo áp lực quá lớn cho trẻ.

- Cha mẹ cũng cần khuyến khích trẻ xem trọng sự khác biệt, không nên quá chú trọng về ngoại hình hay dùng ngoại hình làm thước đo giá trị của con người.

- Khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và thể hiện cảm xúc một cách tự do;Không ép trẻ ăn quá nhiều đồ ăn, thay vào đó cha mẹ nên tạo thói quen giúp trẻ ăn lượng thức ăn vừa đủ, khi cảm thấy no thì dừng lại.

- Giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về thông điệp, hình ảnh được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thường xuyên trò chuyện với trẻ

- Không so sánh, chỉ trích hay trêu chọc về ngoại hình của trẻ với các bạn đồng trang lứa.

 
Nguyễn Huyền (Theo Harvard Health Publishing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ