Chăm sóc bệnh nhân Parkinson: Bài trí nhà cửa thế nào cho an toàn?

Người bệnh Parkinson cần có môi trường sống an toàn, thân quen để tránh té ngã

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson cho người nhà

5 giai đoạn bệnh Parkinson và lưu ý điều trị cho từng giai đoạn

Triệu chứng bệnh Parkinson: Cảnh giác với các hành động vô thức

Chuyên gia giải thích nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Rối loạn vận động là triệu chứng khá phổ biến của bệnh Parkinson. Do đó, ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người bệnh Parkinson là tối đa hóa sự an toàn, giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận với các vật dụng thường ngày trong nhà.

người cao tuổi mắc bệnh Parkinson thường phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như gậy, khung tập đi, xe lăn… nên các lối đi, các phòng và hành lang trong nhà nên được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng.

Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc để đảm bảo an toàn cho người bệnh Parkinson khi di chuyển trong nhà:

 Nên hạn chế dùng thảm trải sàn khi trong gia đình có người bệnh Parkinson

Nên hạn chế dùng thảm trải sàn khi trong gia đình có người bệnh Parkinson

Hạn chế dùng thảm trải sàn

Di chuyển trên các tấm thảm dày thường khá khó khăn, nguy hiểm hơn so với khi di chuyển trên thảm mỏng hoặc sàn trần. Người bệnh Parkinson thường có dáng đi loạng choạng, hơi chúi về phía trước. Điều này có thể khiến họ có nguy cơ vấp, té ngã khi đi lại cao hơn.

 

Do đó, người thân nên xem xét việc tránh dùng thảm, hoặc nên cố định tấm thảm xuống sàn để người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Trong trường hợp sàn trần, bạn cũng nên chú ý tới chất liệu sàn, tránh tình huống sàn quá trơn trượt, dễ ngã.

Ánh sáng trong nhà

Nếu dùng đèn đứng hoặc đèn bàn, bạn nên chú ý cố định chúng, tránh để đèn bị nghiêng hay đổ vỡ. Đảm bảo các công tắc đèn đều trong tầm tay và dễ dàng bật và tắt. Gia đình cũng nên chú ý cuốn gọn các dây điện, tránh để vương vãi trên sàn có thể khiến người bệnh vấp phải, dẫn tới té ngã.

Sắp xếp đồ đạc

Các loại đồ nội thất nên được đặt cách nhau đủ xa để người bệnh Parkinson (và cả các thiết bị hỗ trợ di chuyển của họ, nếu có) có thể dễ dàng tiếp cận tới tất cả các khu vực trong nhà. Nếu người bệnh Parkinson sử dụng xe lăn, các chuyên gia đề xuất các món đồ nội thất nên được đặt cách nhau khoảng 1,65m để đủ khoảng trống cho người bệnh quay xe lăn mà không bị cản trở.

Đồ trang trí trong nhà

Các đồ vật trang trí như bình hoa lớn, các bức tượng hay các vật nặng, dễ rơi vỡ khác… không nên đặt gần các lối đi. 

Vi Bùi (Theo Agingcare)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

vuong-lao-kien

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh