Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson cho người nhà

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tới cách người bệnh đi lại, thể hiện cảm xúc…

Chuyên gia giải thích nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Tìm hiểu các loại thuốc trị run tay ở người trẻ

Rung giật cơ là triệu chứng của bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bệnh run tay ở người trẻ vì sao khó chữa?

Để cùng người thân vượt qua mọi thách thức về bệnh tật, người nhà nên chú ý tới một vài lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson trong bài viết sau:

Chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh

Khi người bệnh mất dần khả năng kiểm soát bệnh, kiểm soát cử động cũng như cuộc sống của chính họ, người thân có thể gặp phải các cảm xúc tiêu cực như khó chịu, lo lắng, thất vọng. Học hỏi về bệnh Parkinson là cách tốt để bạn vượt qua được những cảm xúc tiêu cực này.

Parkinson là một căn bệnh rất phức tạp, do đó bạn không nhất thiết phải hiểu rõ mọi khía cạnh của bệnh. Thay vào đó, hãy bắt đầu tìm hiểu từ những điều đơn giản nhất, ví dụ như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh Parkinson, các loại thuốc người bệnh cần uống (bao gồm cả các tác dụng phụ của thuốc)…

Người nhà cũng nên tìm hiểu khi nào bạn nên đề nghị giúp đỡ, khi nào bạn nên để người bệnh cố gắng tự thực hiện các công việc thường ngày. Càng hiểu rõ về bệnh Parkinson, bạn sẽ càng chăm sóc cho người bệnh dễ dàng hơn.

Học cách thích nghi

Một trong những điều khó chịu về bệnh Parkinson là các triệu chứng có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác (thậm chí liên tục thay đổi trong vòng một ngày). Các triệu chứng mới cũng có thể đột ngột xuất hiện mà không báo trước. Điều này đòi hỏi người thân, người chăm sóc cho người bệnh Parkinson phải hết sức kiên nhẫn, cẩn thận vì bạn không thể dự đoán được chính xác mọi điều có thể xảy ra.

Các triệu chứng bệnh Parkinson thường tiến triển từ từ theo thời gian

Các triệu chứng bệnh Parkinson thường tiến triển từ từ theo thời gian

Dù việc duy trì một lịch trình, thói quen hàng ngày là rất tốt. Nhưng hãy lưu ý rằng mọi kế hoạch của bạn đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào và điều này cũng không sao cả.

Trong quá trình chăm sóc, người thân cần đặc biệt lưu ý tới lịch trình uống thuốc của người bệnh Parkinson. Theo đó, uống thuốc đúng giờ là “chìa khóa” để tránh các triệu chứng bệnh Parkinson một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, người nhà cũng nên cố gắng động viên người bệnh duy trì thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi chức năng (ví dụ như tập vật lý trị liệu, vận động nhẹ nhàng…) để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ phải nhập viện.

Quan sát các triệu chứng

Parkinson là một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian. Do đó, các triệu chứng bệnh (bao gồm khả năng vận động và tâm trạng) cũng sẽ thay đổi dần theo thời gian. Khi chăm sóc cho bệnh nhân Parkinson, bạn nên chú ý quan sát kỹ các triệu chứng, khả năng vận động, cảm xúc cũng như mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh, từ đó xác định xem bạn cần giúp đỡ họ ở mức độ nào.

Sự cảnh giác của người chăm sóc là cần thiết, vì người bệnh Parkinson có thể không biết (hoặc cố ý phủ nhận) về việc các triệu chứng trở nặng hơn. Lúc này, bạn cũng có thể chủ động trao đổi với bác sỹ về những sự thay đổi này để kịp thời điều chỉnh các biện pháp điều trị.

Đối mặt với những thách thức về thể chất

Khi bệnh Parkinson dần tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng sẽ cần được chăm sóc, hỗ trợ ngày càng nhiều hơn. Cụ thể, họ có thể cần người thân giúp đỡ khi tắm, vệ sinh cá nhân, di chuyển từ ghế sang xe lăn… Bên cạnh việc hỗ trợ người bệnh, bạn cũng cần khuyến khích họ thực hiện các công việc trong khả năng của mình.

Để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ gây thương tích cho chính mình và người bệnh, người nhà có thể cần trao đổi với các chuyên gia vật lý trị liệu để biết cách chăm sóc người bệnh Parkinson đúng cách. Nếu bản thân cũng gặp nhiều hạn chế về mặt thể chất, bạn có thể trao đổi với các chuyên gia về việc để người bệnh sử dụng một số thiết bị, dụng cụ hỗ trợ trong nhà.

Đừng ngại tâm sự với mọi người xung quanh

 

Khi phải chăm sóc cho người bệnh Parkinson, điều quan trọng là bạn cần tìm được một người hoặc một nhóm người có thể chia sẻ, lắng nghe mình. Đôi khi bạn cũng cần giải phóng các cảm xúc cá nhân (cả tiêu cực lẫn tích cực), không để sự lo lắng, buồn rầu tích tụ ngày qua ngày có thể dẫn tới trầm cảm.

Bạn có thể cân nhắc tâm sự với những người có hoàn cảnh giống mình, tâm sự với bạn bè, người thân hoặc bác sỹ tâm lý.

Chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân

Dù bạn luôn nghĩ nhu cầu của người bệnh cần được đặt lên hàng đầu, nhưng trên thực tế, bạn cũng cần ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. Bản thân bạn phải thật khỏe mạnh mới có thể chăm sóc được cho người khác.

Để làm được điều này, bạn nên cố gắng duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau củ, trái cây tươi và dành thời gian cho các sở thích cá nhân vài giờ/ngày.

Lên kế hoạch trước, tránh bị động về mặt tài chính

Ngoài căng thẳng về tinh thần và thể chất khi chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson, nhiều người còn gặp phải căng thẳng về mặt tài chính. Theo đó, việc phải chi trả tiền thuốc men, phí điều trị… cũng có thể là một điều bạn cần lo nghĩ tới, đặc biệt nếu thu nhập của bạn bị ảnh hưởng do phải dành thời gian chăm sóc cho người thân.

Tin tốt là với đa số người bệnh Parkinson, bệnh thường tiến triển chậm và điều này giúp gia đình của họ có thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị tài chính cho việc điều trị. 

Vi Bùi (Theo Verywellhealth)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

vuong-lao-kien

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh